KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 72 (Trang 42 - 44)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua nghiên cứu trường hợp về tác động của CPH đối với ĐMCN của hai công ty, tác giả thấy nổi lên những một số vấn đề sau:

1. Xuất phát điểm của hai công ty cơ bản như nhau đều là DN 100% vốn Nhà nước với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, cùng nằm trên một địa bàn hoạt động (Hà Nội), cùng một ngành sản xuất với những sản phẩm cùng phân khúc cạnh tranh. Tuy nhiên, điểm khác biệt bắt đầu diễn ra khi Nhà nước xóa bỏ bao cấp, yếu tố thị trường cạnh tranh bắt đầu xuất hiện thì việc nắm bắt cơ hội cũng như thực thi vận dụng cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỗi đơn vị có sự khác nhau, dẫn đến kết quả của ĐMCN ở mỗi đơn vị là khác nhau. Như đã phân tích ở trên, Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội đã có nhiều ĐMCN hơn Công ty CPH chất sơn Hà Nội với sự phát triển lớn mạnh không ngừng cùng sự đầu tư bài bản của mình,

trong khi ở Công ty CPH chất sơn Hà Nội là sự hoạt động cầm chừng, duy trì đủ chi phí.

2. Kết quả điều tra cho thấy tác động của CPH đối với ĐMCN thực sự không có nhiều ý nghĩa đối với cả hai công ty như đã phân tích. Hay nói đúng hơn là tác động không lớn tới mức phải ĐMCN ở cả hai công ty. Việc ĐMCN chủ yếu do bản thân công ty nhận thức được yêu cầu cấp bách của thị trường cạnh tranh tại thời điểm đó đặt ra phải có công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường để công ty tồn tại. Do vậy, khi chưa CPH việc ĐMCN đã diễn ra với mức độ, qui mô ở mỗi công ty là khác nhau như đã phân tích ở trên. Ở đây mức độ ĐMCN ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội diễn ra mạnh mẽ có bài bản, quyết liệt và hiệu quả hơn Công ty CPH chất sơn Hà Nội.

3. Một yếu tố quan trong trong động cơ CPH ở hai công ty diễn ra theo hai chiều hướng khác nhau dẫn đến hướng tác động đến ĐMCN khác nhau. Điều này có thể là tác nhân lớn, rất quan trọng làm ảnh hưởng tới ĐMCN của công ty trước và sau CPH. Động cơ nội tại sâu xa của việc CPH ở Công ty CPH chất sơn Hà Nội là lợi ích tiềm năng to lớn về vị trí đắc địa và giá trị thực của bất động sản mà công ty nắm giữ. Trong khi động cơ CPH của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội "đơn thuần" vì mục đích phát triển chung của công ty gắn liền với quyền lợi của chủ sở hữu và các cổ đông là chính người lao động.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 72 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)