Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 72 (Trang 37)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội được thành lập ngày 1/1/2006, trên cơ sở Công ty sơn tổng hợp Hà Nội, thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam - Bộ Công nghiệp, vốn là một Công ty sản xuất sơn đầu ngành của Việt Nam, thành lập năm 1970 với tên khai sinh là Nhà máy sơn mực in tổng hợp Hà Nội. Từ khi ra đời đến nay Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội liên tục phát triển và đã cung cấp hàng chục vạn tấn sơn và mực in các loại cho nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

3.2.2. Đổi mới công nghệ trƣớc cổ phần hóa của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

Những năm 1986-1993: Ngay khi bắt đầu có những cải cách kinh tế xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Cũng như hầu hết các DNNN giai đoạn này đều rất lúng túng trong việc đổi mới cung cách sản xuất kinh doanh. Vì cả một thời gian dài quen với việc sản xuất theo kế hoạch từ trên giao xuống, chỉ lo sản xuất đủ kế hoạch mà không phải lo tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, công ty đã cảm nhận được các yêu cầu tín hiệu thị trường, lúc đầu còn chưa rõ ràng, nhưng đến năm 1993, nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm sơn của công ty đã xuất hiện ngày càng rõ nét hơn.

Hoạt động nghiên cứu, phát triển và học hỏi ở công ty luôn được chú trọng để theo kịp những thay đổi trên thị trường. Công nghệ được học từ nhiều nơi do hàng năm các hãng cung cấp thiết bị công nghệ vẫn thường cử chuyên gia sang làm việc tại nhà máy, hàng ngày họ làm cùng với kỹ sư, công nhân của công ty, qua đó truyền đạt, hướng dẫn cách làm loại sơn yêu cầu. Đây là cơ hội tốt để đội ngũ các kỹ sư, công nhân kỹ thuật của công ty trau dồi học hỏi thêm các kỹ năng, cập nhật thêm các tiến bộ công nghệ mới.

3.2.3. Đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội hợp Hà Nội

Những đổi mới rõ rệt nhất thể hiện sau việc CPH là việc tiết giản số lượng công nhân lao động từ 500 người xuống còn 380 người. Tuy nhiên năng suất lao động lại được nâng cao, sản lượng sản xuất ra ngày một tăng. Kết quả này là do hệ thống dây truyền máy móc đã phát huy hiệu quả, con người đã làm chủ máy móc thiết bị, khai thác vận hành tối đa.

biệt là sơn xe máy. Do yêu cầu ngày càng cao của thị trường nên việc tiếp thu bổ sung những công nghệ mới cho phù hợp cũng là điều tất yếu.

Như vậy, việc ĐMCN sau CPH ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội không có nhiều dấu mốc quan trọng mà hầu hết những thay đổi lớn đã được thực hiện từ trước khi cổ phần. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu về sự thay đổi của môi trường làm việc trước và sau CPH thì người lao động ở đây cho rằng sau CPH mọi người làm việc thực chất hơn.

3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội phần hóa của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

* Nhƣ̃ng thuận lợi:

Sau cổ phần hoá như đã trình bày ở phần trên việc đổi mới công n ghệ ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội diễn ra nhờ có một số thuận lợi sau :

Thứ nhất : Do qui luật phát triển cũng như sự cạnh tranh của thị trường đòi hỏi luôn phải có sự đổi mới về công nghệ sản xuất , sản phẩm, chất lượng cao để có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường . Đây là động lực mạnh mẽ nói chung để mọi DN nói chung phải đổi mới công nghệ sản xuất để tồn tại và phát triển để theo kịp với đà phát triển của xã hội . Cụ thể sản phẩm của việc đổi mới công nghệ ở công ty là sản phẩm sơn xe máy chất lượng cao cung cấp cho nhà máy Honda Việt Nam và đang tiếp tục nghiên cứu sản phẩm sơn đổi màu cho xe máy theo yêu cầu của đối tác . Đây là sản phẩm độc đáo hiện chưa có trên thị trường , nếu thành công sẽ là bước đột phá lớn , tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh .

Thứ hai : Về yếu tố con người - Ban lãnh đạo công ty mà đứng đầu là ông Bách - Tổng giám đốc công ty (người của công ty sơn tổng hợp Hà Nội

đã gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong cả quá trình trước và sau CPH), người đã dẫn dắt công ty thích ứng thành công với cơ chế thị trường, đưa ra được nhiều sản phẩm cạnh tranh, thu hút được chất xám từ chính các đối thủ cạnh tranh và đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề cao về làm việc . Ở đây có sự đầu tư, định hướng của lãnh đạo công ty mỗi khi nhìn thấy cơ hội, nắm bắt được cơ hội và làm quyết liệt là thuận lợi to lớn, tiền đề cho việc đổi mới công nghệ khi cần .

Thứ ba: Về tài chính sau c ổ phần hoá công ty đã chủ động hơn khi cần , thông qua các kênh huy động mà không phải qua nhiều cấp xét duyệt xin cho như trước.

Thứ tư : Sau cổ phần h oá công ty tiếp tục được thừa hưởng nguyên trạng nhà xưởng sản xuất , máy móc dây truyền thiết bị hiện đại đã được đầu tư từ trước. Đây là tiền đề quan trọng để công ty có sức bật tạo sự chuyển biến trong tương lai.

Thứ năm : Lực lượng lao động trong công ty được tinh giảm từ 500 xuống còn 380 người, là những người có tay nghề cao , trình độ kỹ thuật tốt được chọn lọc qua thực tế làm việc tại công ty . Đây là nguồn nhân lực cần và thực sự quan t rọng cho sự chuyển giao đổi mới công nghệ trong tương lai . Đồng thời họ đều có sự gắn bó về quyền lợi vì là những cổ đông góp vốn vào công ty nên bản thân mỗi người đều có ý thức trách nhiệm cống hiến cho sự phát triển của công ty.

* Nhƣ̃ng khó khăn:

Ngoài những thuận lợi trên cũng đi đôi với nó là những khó khăn tác động tới việc đổi mới công nghệ sau cổ phần hoá ở công ty, đó là:

Với diện tích mặt bằng hiện tại sẽ rất khó khăn nếu như công ty mở rộng sản xuất kinh doanh , hơn nữa lộ trình qui hoạch di rời các nhà máy sản xuất gây ô nhiễ m môi trường trong nội đô thành phố Hà Nội , công ty cũng nằm trong diện phải di rời . Đây cũng là rào cản cho công ty muốn đổi mới công nghệ phát triển sản xuất trong tương lai gần .

Tóm lại, sự tác động của cổ phần hoá đối với đổi mới công nghệ ở công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội ta có thể thấy ở những điểm chính sau :

- Đổi mới công nghệ là một quá trình thực hiện trên cơ sở cải tiến từng bước rút kinh nghiệm , đầu tư có trọng điểm .

- Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh nhưng đứng trước những khó khăn thách thức như vậy, Ban giám đốc và hội đồng quản trị đã tận dụng tốt các cơ hội, thời cơ, vượt qua các khó khăn, phát huy được các thế mạnh, tiềm năng của Công ty, hạn chế các điểm yếu để phấn đấu đạt được kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm tương đối ổn định. Kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện.

- Lợi ích chính trị sau cổ phần là thực hiện được chủ trương của nhà nước về cổ phần hoá DN giao được quyền chủ động cho người bỏ vốn ra, phát huy được nguồn vốn huy động và huy động tối đa sự quay vòng vốn, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

- Lợi ích thương mại và xã hội sau CPH: người lao động ổn định về công việc , thu nhập tăng lên , tư tưởng ổn định gắn bó cống hiến cho sự phát triển của công ty.

một quá trình tiếp diễn theo yêu cầu của thị trường, từ mức độ thấp đến cao chứ không phục thuộc vào việc CPH. Ở đây có sự đầu tư có định hướng của lãnh đạo công ty mỗi khi nhìn thấy cơ hội, nắm bắt được cơ hội và làm quyết liệt. Thực tế đằng sau những đổi mới thành công của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội có vai trò quan trọng của ông Bách - Tổng giám đốc công ty, người đã dẫn dắt công ty thích ứng thành công với cơ chế thị trường, đưa ra được nhiều sản phẩm cạnh tranh, thu hút được đội ngũ lao động có nghề.

Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội ĐMCN có lẽ không hẳn là một hệ quả của CPH DN, mà là sản phẩm của tinh thần doanh nhân của người lãnh đạo DN. Phần lớn những đổi mới quan trọng giúp tạo dựng nên vị thế của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội trên thị trường đã được tiến hành từ rất sớm, trước khi công ty được CPH.

3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.

Qua nghiên cứu trường hợp về tác động của CPH đối với ĐMCN của hai công ty, tác giả thấy nổi lên những một số vấn đề sau:

1. Xuất phát điểm của hai công ty cơ bản như nhau đều là DN 100% vốn Nhà nước với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, cùng nằm trên một địa bàn hoạt động (Hà Nội), cùng một ngành sản xuất với những sản phẩm cùng phân khúc cạnh tranh. Tuy nhiên, điểm khác biệt bắt đầu diễn ra khi Nhà nước xóa bỏ bao cấp, yếu tố thị trường cạnh tranh bắt đầu xuất hiện thì việc nắm bắt cơ hội cũng như thực thi vận dụng cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỗi đơn vị có sự khác nhau, dẫn đến kết quả của ĐMCN ở mỗi đơn vị là khác nhau. Như đã phân tích ở trên, Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội đã có nhiều ĐMCN hơn Công ty CPH chất sơn Hà Nội với sự phát triển lớn mạnh không ngừng cùng sự đầu tư bài bản của mình,

trong khi ở Công ty CPH chất sơn Hà Nội là sự hoạt động cầm chừng, duy trì đủ chi phí.

2. Kết quả điều tra cho thấy tác động của CPH đối với ĐMCN thực sự không có nhiều ý nghĩa đối với cả hai công ty như đã phân tích. Hay nói đúng hơn là tác động không lớn tới mức phải ĐMCN ở cả hai công ty. Việc ĐMCN chủ yếu do bản thân công ty nhận thức được yêu cầu cấp bách của thị trường cạnh tranh tại thời điểm đó đặt ra phải có công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường để công ty tồn tại. Do vậy, khi chưa CPH việc ĐMCN đã diễn ra với mức độ, qui mô ở mỗi công ty là khác nhau như đã phân tích ở trên. Ở đây mức độ ĐMCN ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội diễn ra mạnh mẽ có bài bản, quyết liệt và hiệu quả hơn Công ty CPH chất sơn Hà Nội.

3. Một yếu tố quan trong trong động cơ CPH ở hai công ty diễn ra theo hai chiều hướng khác nhau dẫn đến hướng tác động đến ĐMCN khác nhau. Điều này có thể là tác nhân lớn, rất quan trọng làm ảnh hưởng tới ĐMCN của công ty trước và sau CPH. Động cơ nội tại sâu xa của việc CPH ở Công ty CPH chất sơn Hà Nội là lợi ích tiềm năng to lớn về vị trí đắc địa và giá trị thực của bất động sản mà công ty nắm giữ. Trong khi động cơ CPH của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội "đơn thuần" vì mục đích phát triển chung của công ty gắn liền với quyền lợi của chủ sở hữu và các cổ đông là chính người lao động.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

a) Luận văn đã đưa ra được các khái niệm cơ sở làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời làm rõ tầm quan trọng của phương thức CPH DNNN, mối quan hệ DN và ĐMCN, ĐMCN và các yếu tố tác động tới ĐMCN trong các DN trước, sau CPH, Vai trò của KH&CN đối với ĐMCN, năng lực cạnh tranh và sự tồn vong của DN nói chung và DN sau CPH nói riêng. Kết luận chương I đã nói rõ lên điều đó.

b) Thực trạng bức tranh về ĐMCN trong các DN trước và sau CPH của Việt nam là không mấy lạc quan. Mặc dù đa số DN đều ý thức được rằng KH&CN cũng như ĐMCN là mấu chốt dẫn đến thành công và quyết định sự tồn vong của DN, song do thiếu vốn, do nhiều cản trở hành chính, thương mại, thông tin và sự non trẻ của cơ chế thị trường thể hiện qua việc phân tích các cơ chế, chính sách hiện hành nên tình trạng ĐMCN của các DN nước ta vẫn còn chậm chạp, sản phẩm nhiều trường hợp bị “thua” ngay trên thị trường trong nước.

c) Các kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng ĐMCN và các chính hỗ trợ ĐMCN cũng như hai nghiên cứu trường hợp cho thấy vai trò “chủ nhân ông” của DN và khả năng thu hút tài chính sau CPH có tác động to lớn đến ĐMCN của DN. Động cơ tiến hành CPH và nhận thức của lãnh đạo cũng như đội ngũ lao động của DN có tác động hai chiều đối với ĐMCN: hoặc thúc đầy mạnh mẽ hoặc trưởng thành yếu tố cản trở ĐMCN của DN.

Thực tế CPH và hai trường hợp nghiên cứu đã cho thấy điều đó.

d) Về cơ bản Luận văn đã làm rõ các nội dung nghiên cứu, các câu hỏi đặt ra và với các nội dung đó đã đủ chứng minh được giả thuyết ban đầu.

2. Khuyến nghị

a) Ở tầm vĩ mô: Hoàn thiện hệ thống thiết chế nhà nước để sớm hình thành hệ thống đổi mới tầm ngành, vùng sản phẩm và hệ thống đổi mới quốc gia lấy DN làm trung tâm vì sự đổi mới dẫn đến sản phẩm mới đều diễn ra ở DN và chỉ hoạt động có hiệu quả của DN mới đem lại phồn vinh cho đất nước. Đổi mới vai trò của Chính phủ từ chỉ huy theo kiểu mỗi Bộ trưởng là một tư lệnh sang vai trò hỗ trợ (suporting) đối với các thành phần của hệ thống Đổi mới quốc gia đặc biệt là DN. Nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ với các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các khu CNC, vườn ươm DN, vườn ươm Công nghệ, các DN CNC và các thiết chế tài chính thông thoáng, thanh khoản nhanh gọn phù hợp với thông lệ quốc tế.

b) Đối với các Bộ ngành và địa phương: Rà soát DN thuộc diện sở hữu nhà nước để tiếp tục sắp xếp và tiến hành CPH tiếp theo đồng thời rà soát và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ quá trình này. Rà soát các chính sách khuyến khích phát triển KH&CN quốc gia thúc đẩy nghiên cứu đổi mới gắn với việc năng cao năng lực đổi mới cho DN và năng lực công nghệ quốc gia.

Đổi mới việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NC&TK hướng vào hỗ trợ DN và theo hướng áp dụng phương thức quản lý theo dự án ĐMCN đối với một số nhiệm vụ NC&TK. Tổng kết và hoàn thiện phương thức quản lý mới, để đề xuất phát triển áp dụng trong thực hiện các nhiệm vụ NC&TK ưu tiên nhằm tạo các dự trữ công nghệ cho đổi mới..

Một phần của tài liệu Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 72 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)