Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành

Một phần của tài liệu tình huống 2 cơ hội và thách thức của CTCP phúc sinh tình huống 3 mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành BHNT việt nam (Trang 31 - 34)

Thị trường Việt Nam được đánh giá là tiềm năng về khách hàng mua bảo hiểm, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước ví von thị trường bảo hiểm Việt Nam là mảnh đất màu mỡ. Thực tế, hàng loạt công ty bảo hiểm trong nước ra đời, đồng thời, nhiều hãng bảo hiểm nước ngoài xếp hàng chờ cấp phép trong thời gian qua. Sức ép cạnh tranh giữa

các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước cũng vì thế ngày càng gay gắt. Hiện cả nước có 64 DN kinh doanh BH và 1 chi nhánh DN BH phi nhân thọ nước ngoài. Trong số 64 DN BH, có 30 DN BH phi nhân thọ, 18 DN BHNT, 2 DN tái BH và 14 môi giới BH.

Khảo sát các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, cạnh tranh trong ngành là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất (85,7% lựa chọn “ảnh hưởng rất nhiều”) đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Dù không chỉ ra trực diện nhưng trên thực tế, thời gian qua, vẫn có việc các doanh nghiệp bảm hiểm ráo riết chạy đua sản phẩm, câu kéo đại lý, nhân sự, thậm chí khách hàng của nhau.

2.1. Số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh

Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tham gia vào thị trường ngày càng đông đã làm cho thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam luôn có sự cạnh tranh gay gắt (cạnh tranh về sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng, đầu tư…). Trong quá trình này, buộc các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong nước phải cơ cấu lại bộ máy hoạt động, tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Một số biện pháp mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sử dụng như:

⁃ Nâng cao năng lực tài chính;

⁃ Đa dạng hóa sản phẩm để ngày càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng;

⁃ Cải tiến công nghệ quản lý;

⁃ Ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch với khách hàng;

⁃ Chú trọng phát triển thương hiệu;

⁃ Chú trọng phát triển nguôn nhân lực;

⁃ Đa dạng hóa kênh phân phối. 2.2. Tăng trưởng của ngành

⁃ Năm 2018, thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với tổng doanh thu đạt 115.982 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 87.960 tỷ đồng, tăng 32,8% so với năm 2017, doanh thu từ hoạt động đầu tư ước đạt 28.022 tỷ đồng, tăng 29,4%.

⁃ Các doanh nghiệp BHNT đã giải quyết tốt quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, được khách hàng tin cậy là tấm lá chắn tài chính an toàn trước những rủi ro, với tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 18.650 tỷ đồng, tăng 17%.

⁃ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã đóng góp lớn vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định cho nền kinh tế, với tổng số tiền đầu tư ước đạt 276.437 tỷ đồng, tăng 33%.

⁃ Năm 2019 nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cao. Nhu cầu về bảo hiểm tại Việt Nam cũng sẽ tiếp tục tăng, người dân và các tổ chức kinh tế ngày càng quan tâm hơn đến bảo hiểm.

2.3. Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh

⁃ Các loại hợp đồng trong BHNT rất đa dạng và phức tạp: Tính đa dạng và phức tạp trong các hợp đồng BHNT thể hiện ở ngay các sản phẩm của nó. Mỗi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, chẳng hạn BHNT hỗn hợp có các hợp đồng 5 năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác nhau, lại có sự khác nhau vể số tiền bảo hiểm, phương thức đóng phí, độ tuổi của người tham gia… Ngay cả trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các bản hợp đồng bảo hiêm phi nhân thọ, trong mỗi hợp đồng BHNT có thể có 4 bên tham gia (người bảo hiểm, người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm).

⁃ Các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ hiện nay phổ biến, gồm: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí.

⁃ Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có khoảng 621 ngàn tư vấn viên, nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất gay gắt.

2.4. Đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ

Phí BHNT chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp: Theo tác giả Jean-Claude Harrari “sản phẩm BHNT không gì hơn chính là kết quả của một tiến trình đầy đủ để đưa sản phẩm đến công chúng”. Trong tiến trình này, người bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo nên sản phẩm, như chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng… Nhưng những chi phí đó mới chỉ là một phần để cấu tạo nên giá cả sản phẩm BHNT (tính phí BHNT), một phần chủ yếu khác lại phụ thuộc vào: độ tuổi của người được bảo hiểm, tuổi thọ bình quân của con người, số tiền bảo hiểm, thời hạn tham gia bảo hiểm phương thức thanh toán, lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát…

2.5. Rào cản rút lui khỏi ngành

⁃ Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dành hầu hết số phí đóng của người tham gia đầu tư trong nước.

⁃ Sự ràng buộc bởi hợp đồng giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tình huống 2 cơ hội và thách thức của CTCP phúc sinh tình huống 3 mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành BHNT việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w