Xuất một số phương pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần nhôm đô thành (Trang 36 - 37)

6. Kết cấu đề tài

3.3.1.xuất một số phương pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công

ty Cổ phần Nhôm Đô Thành

3.3.1. Đề xuất một số phương pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi rotại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành

Qua quá trình thực tập, học hỏi, trau dồi và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần

Nhôm Đô Thành, tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp như sau:

Muốn hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình đòi hỏi Nhôm Đô Thành bắt buộc phải xây dựng được Ban rủi ro, có nhiệm vụ bao quát và thực hiện mọi hoạt động liên quan đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, đồng thời đứng ra chị trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty nếu có bất kỳ biến cố, rủi ro đáng tiếc nào xảy đến.

3.3.1.1. Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro

Ban rủi ro cần lên danh sách lưu trữ các rủi ro đã gặp phải và danh sách các rủi ro

có thể xảy ra dựa theo phân tích đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh tế, môi trường kinh doanh,... dù là nhỏ nhất một cách chi tiết, cụ thể, riêng biệt từng nhóm để có căn cứ nhận dạng, phân tích các rủi ro trên cơ sở khoa học. Thường xuyên cập nhập, thay đổi chính xác để đánh giá nhận dạng rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

3.3.1.2. Hoàn thiện công tác phân tích rủi ro

Từ công tác nhận dạng rủi ro, với danh sách các rủi ro, hiểm họa có thể gặp phải, lên danh sách rủi ro theo các năm giúp nhà quản trị biết được các rủi ro và từ đó có thể kiểm soát được chúng, việc xác định nguồn gốc của các rủi ro đó xuất phát từ đâu? Bên trong hay ngoài doanh nghiệp? Việc phân loại vậy sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc tìm ra phương hướng giải quyết rủi ro. Do đó, Ban rủi ro cần xây dựng một bản đánh giá các rủi ro với tiêu chuẩn đánh giá, phân tích các yếu tố, nhân tố tác động theo từng nhóm để dễ dàng hơn trong việc đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro và công tác quản trị trở lên dễ dàng, thuận lợi hơn.

3.3.1.4. Hoàn thiện công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro

Công tác quản trị rủi ro cùng các công tác quản trị khác tại doanh nghiệp là vô cùng quan trọng quyết định kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi rủi ro xảy ra là điều không mong muốn của tất cả các doanh nghiệp nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra, rui ro sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có biện pháp kiếm soát kịp thời, tài trợ hợp lý.

Công ty nên có biện pháp kiểm soát theo từng giai đoạn của rủi ro, xây dựng phương án kiểm soát đa dạng theo cơ sở đã nhận dạng và phân tích đánh giá rui ro. Yêu cầu các bộ phận, nhân viên trong công ty phải hỗ trợ và phối hợp với Ban rủi ro, nghiêm túc chấp hành theo. Tham khảo ý kiến giải quyết rủi ro từ các doanh nghiệp khác, hay từ chính nhân viên trong công ty.

Công ty nên phát triển quỹ tài trợ rủi ro của mình. Thay vì bổ sung quỹ một năm một lần thì tăng cường theo từng quý một. Ngoài việc việc trích phần trăm từ doanh thu có thể liên kết với các hình thức tín dụng khác để phát triển quỹ tài trợ rủi ro của công ty. Ngoài ra có thể chuyển giao rủi ro bằng việc mua bảo hiểm hàng hóa, đóng bảo hiểm cho nhân viên, khi kí kết hợp đồng yêu cầu khách hàng ứng trước, thêm những điều khoản liên quan đến rủi ro vào hợp đồng mua bán, hợp đồng công trình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần nhôm đô thành (Trang 36 - 37)