THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp - Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ bán hàng tại công ty TNHH thương mại dịch vụ và phát triển Phong Lan (Trang 32 - 37)

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN PHONG LAN

1. Hệ thống thông tin và tìm kiếm khách hàng.

Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động đều có một mục tiêu, một kế hoạch, một chiến lược kinh doanh cụ thể và kèm theo đó là cách thức để thực hiện mục tiêu đó. Nhưng hiện nay, khi mà môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn thì kinh nghiệm, trực giác và sự khôn ngoan chưa hẳn đã là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc nghiên cứu Marketing vào hoạt động của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Hiểu rõ điều này, Công ty Long Thành đã vận dụng như sau :

1.1. Công ty sử dụng hệ thống thông tin Marketing (MIS).

Theo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Marketing chuyển từ phạm vi địa phương sang toàn quốc, thậm chí là toàn cầu. Do đó doanh nghiệp không thể tìm hiểu trực tiếp với khách hàng mà đòi hỏi phải có những biện pháp khác chuyên nghiệp hơn để thu thập thông tin Marketing.Trước đây, khi hàng hóa không đủ đáp ứng cho người dân thì họ chỉ biết sử dụng những sản phẩm mà nhà sản xuất bán cho họ chứ không nghĩ đến việc đòi hỏi nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm vừa ý. Nhưng ngày nay, khi mà cung hàng hóa đã lớn hơn cầu hàng hóa, đã chuyển từ không đủ mua đến đòi hỏi mua, khách hàng bây giờ ngày càng khó tính và có nhiều đòi hỏi cao hơn. Vì vậy những người bán hàng khó có

thể nắm được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thành lập hệ thống thông tin Marketing.

Năm 2016, Công ty Phong Lan mới thành lập nhưng đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu hệ thống thông tin Marketing nên đã bắt đầu sử dụng công cụ này. Đó là việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu của thị trường dựa trên một loạt các phương pháp truyền thống và hiện đại như phỏng vấn trực tiếp, phương pháp điều tra xã hội…

a. Hệ thống thông tin Marketing (MIS).

Hệ thống thông tin Marketing (MIS) là hệ thống hoạt động thường xuyên có sự tương tác giữa con người, thiết bị và các phương pháp dùng để thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin cần thiết chính xác kịp thời để người phụ trách lĩnh vực Marketing sử dụng chúng với mục đích thiết lập, tổ chức, thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra các kế hoạch Marketing.

b. Các bộ phận cấu thành hệ thông MIS của doanh nghiệp.

Ta có sơ đồ tổng quát sau :

Môi trường Marketing - Các thông tin về thị trường (khách hàng) mục tiêu - Các nhà cung cấp - Các đối thủ cạnh tranh - Công chúng - Thông tin nội bộ - Các nhân tố vĩ mô của môi

Những người quản trị Marketing - Phân tích - Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra quá trình thực hiện

Thông tin Marketing Hệ thống thông tin Thông tin Marketing

Hệ thống báo cáo nội bộ Hệ thống nghiên cứu Marketing Hệ thống phân tích thông tin Markting Hệ thống thu thập thông tin Mrketing thường xuyên bên ngoài

* Hệ thống báo cáo nội bộ của: Phản ánh các chỉ tiêu thường xuyên của doanh nghiệp như doanh số bán ra hàng ngày, hàng tháng... cho ta thông tin tổng chi phí bán hàng, tồn kho… Tất cả đã được trang bị trên máy vi tính.

* Hệ thống thu thập thông tin Marketing thường xuyên bên ngoài : Hệ thống này cung cấp cho người lãnh đạo các thông tin cần thiết về thị trường bên ngoài với những biến động của nó giúp các nhà quản lý đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời và thích ứng được với sự thay đổi củ môi trường.

* Hệ thống nghiên cứu và phân tích Marketing : để cho thấy được các yếu tố về trình độ học vấn, lối sống …

Đây là những thông tin rất cần thiết với một công ty kinh doanh mặt hàng mang tính đặc thù như công ty Phong Lan, việc bán loại sản phẩm như máy tính, máy in, bộ lưư điện…đòi hỏi công ty phải tìm hiểu rất rõ về khách hàng mục tiêu và tiềm năng của mình để có thể từ đó đưa ra các chính sách phù hợp với từng đối tượng cụ thể, MIS sẽ là nguồn cung cấp chính những thông tin cần thiết để công ty sử dụng.

2. Việc vận dụng năm tham số Marketing – Mix vào hoạt độngMarketing bán hàng tại công ty. Marketing bán hàng tại công ty.

* Tham số sản phẩm (P1 - Product).

Đây là một trong những tham số quan trọng trong Marketing – Mix mà doanh nghiệp phải sử dụng để thu hút khách hàng . Có thể nói sản phẩm là nhân tố rất quan trọng dẫn đến nhu cầu mua hàng hóa. Nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng được nâng cao, do đó với tư cách là một công ty thương mại đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, Công ty Phong Lan luôn cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mà công ty đang kinh doanh bằng cách đa dạng hóa các loại sản phẩm để khách hàng có nhiều sụ lựa chọn, đảm bảo hàng hóa công ty bán cho khách hàng là những sản phẩm tốt nhất đã được kiểm tra…

* Tham số giá cả ( P2 - Price)

Đây là tham số quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, bởi nhu cầu của khách hàng sẽ được hình thành nếu khách hàng thấy được lợi ích của sản phẩm nhưng để sản phẩm thực sự được khách hàng mua đòi hỏi đặt ra là khả năng thanh toán. Bởi vậy để có được một chiến lược giá phù hợp đòi hỏi các nhà quản lý phải nghiên cứu rất kỹ nhiều nhân tố như : nhu cầu của người tiêu dùng, chính sách của nhà nước, chi phí sản xuất ra hàng hóa đó…Hiểu được điều đó, Công ty luôn cam kết đi đầu về giá đối với mọi đầu sản phẩm, đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng về chất lược cũng như giá cả mà công ty cung cấp.

* Xúc tiến (P3 - Promotion)

Xúc tiến là một trong bốn tham số quan trọng của Marketing – Mix. Nó là xúc tác không thể thiếu trong điều kiện bán hàng hiện nay. Hoạt động xúc tiến giúp Công ty có cơ hội phát triển các mối quan hệ với đối tác và khách hàng, giúp công ty có được nhiều thông tin hơn về thị trường, là công cụ giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Các hoạt động xúc tiến đồng loạt và khoa học sẽ giúp công ty gây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong con mắt khách hàng và đối tác.

* Phân phối ( P4 - Place)

Đây chính là địa điểm bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp có thể chọn cách tiếp thị qua những nhân viên bán hàng của mình hoặc các kênh phân phối bên ngoài như những người bán buôn, bán lẻ. Việc tạo ra một hệ thống phân phối tốt sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và tiện lợi khi mua sắm, đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng và tiện lợi của khách hàng – đây cũng là một phương pháp tốt để duy trì và phát triển lượng khách hàng cho công ty.

* Yếu tố con người (P5 – Person)

Trong bốn yếu tố đã nêu trên thì tất cả đều chứa nhân tố con người trong đó. Việc chú trọng đến yếu tố con người trong kinh doanh là rất quan trọng , trong đó yếu tố đội ngũ nhân viên bán hàng, đội ngũ quản lý của công ty phải ứng xử nhu thế nào với khách hàng, ra quyết định như thế nào là vấn đề rất quan trọng mà công ty luôn tập trung chú ý. Chính vì vậy, công ty Phong Lan luôn tự hào bởi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ bán hàng luôn có cách ứng xử nhã nhặn, nhiệt tình và niềm nở với khách hàng, luôn tạo ấn tượng tốt cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên.

CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MARKETING BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH

VỤ VÀ PHÁT TRIỂN PHONG LAN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp - Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ bán hàng tại công ty TNHH thương mại dịch vụ và phát triển Phong Lan (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w