Kể/tả trong hoàn cảnh nào? Kể/tả để làm gì?

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi môn lý luận dạy học tiếng việt ở tiểu học 2 (Trang 32 - 34)

- Kể/tả để làm gì?

Đề bài đã cá thể hóa: Vào năm học mới, mẹ muốn tặng em một chiếc cặp sách mới nhưng em vẫn thích dùng chiếc cặp sách cũ, vì đó là kỉ vật mà bố đã để lại. Em hãy tả chiếc cặp sách đó cho mẹ biết tình cảm của em đối với bố.

Đề bài chưa cá thể hóa: MIÊU TẢ CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở QUÊ EM QUA ĐÓ THỂ HIỆN TÌNH CẢM CỦA EM VỚI QUÊ HƯƠNG MÌNH.

2. Các đề bài đã cá thể hóa

Đề số 1: Em được về thăm quê ngoại đúng vào mùa gặt nên may mắn đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng mùa lúa chín. Trở lại thành phố, em hãy miêu tả để các bạn thấy được vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín quê em cũng như tình cảm của em với quê hương mình.

Đề số 2: Em muốn nhờ một họa sĩ vẽ lại cho mình bức tranh cánh đồng lúa chín ở quê em để tặng cho một người bạn ở thành phố. Em hãy giúp họa sĩ đó vẽ bức tranh thật đẹp bằng cách miêu tả lại cánh đồng lúa chín, qua đó, cũng thể hiện tình cảm của em đối với quê hương.

Đề số 3: Em về thăm lại quê hương của mình sau nhiều năm đi xa. Cánh đồng lúa chín ngày xưa giờ không còn nữa. Hãy hồi tưởng và miêu tả lại cho những người đi cùng (các con, bạn bè…) thấy được vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín ngày xưa đồng thời thể hiện tình cảm của em đối với quê hương.

Đề số 4: Trong giấc mơ đêm qua, em thấy mình được về quê đúng vào mùa thu hoạch lúa. Khung cảnh cánh đồng lúa chín tuyệt đẹp đã xua đi hết mệt mỏi và cho em có một giấc ngủ ngon. Hãy miêu tả lại cho các bạn thấy được vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín trong giấc mơ của em, đồng thời thể hiện tình cảm đối với quê hương mình.

Đề số 5: Cánh đồng lúa trước nhà đã vào mùa gặt, lúa chín vàng cả cánh đồng trông thật đẹp. Em rất muốn một người bạn mới quen qua cuộc thi viết thư- đang sống ngoài đảo xa thấy được vẻ đẹp đó. Hãy viết một bức thư , miêu tả để bạn thấy được vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín ở quê em, đồng thời thể hiện tình cảm của em đối với quê hương.

23. Quan sát, vai trò của quan sát trong dạy học TLV.

- Kĩ năng quan sát : kĩ năng phân chia đối tượng và trình tự quan sát, kĩ năng lựa chọn chi tiết để quan sát, kĩ năng sử dụng các giác quan để quan sát, kĩ năng ghi chép kết quả quan sát, kĩ năng hồi tưởng liên tưởng, hệ thống hóa chuỗi sự việc, hành động ( đây là kĩ năng đầu tiên, điều kiện giúp HS tìm ý)

+ Kĩ năng phân chia đối tượng và trình tự quan sát: giúp học sinh có điều kiện tập trung quan sát từng bộ phận một cách tỉ mỉ; dựa trên đối tượng để phân chia, để xác định trình tự quan sát.

+ Kĩ năng lựa chọn chi tiết để quan sát: là kĩ năng nắm bắt đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng trong khi quan sát.

+ Kĩ năng sử dụng các giác quan để quan sát: giúp học sinh hạn chế việc quan sát chỉ dùng thị giác. Giáo viên nên giúp học sinh thu nhận các đặc điểm đặc sắc của sự vật, hiện tượng, thu nhận các cảm xúc, liên tưởng, hồi tưởng,… và tìm tòi các từ ngữ để diễn đạt các điều thu nhận được.

+ Kĩ năng ghi chép kết quả quan sát: giúp học sinh lưu giữ những cảm xúc về đối tượng quan sát, giúp cho việc làm bài hiệu quả hơn.

- Quan sát là nhìn, trông, cảm nhận hiện tượng khách quan. Kĩ năng quan sát thể hiện bằng các kĩ năngbộ phận : phụ thuộc vào bản chất đối tượng quan sát, sự vật, sự việc, nội tâm của con người; lựa chọn bộ phận : phụ thuộc vào bản chất đối tượng quan sát, sự vật, sự việc, nội tâm của con người; lựa chọn chi tiết tiêu biểu làm nên sự khác biệt; sử dụng các kĩ năng bộ phận.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi môn lý luận dạy học tiếng việt ở tiểu học 2 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w