Chương trình tiểu học từ học kì II của lớp1 đến lớp 5 đều có tiết kể chuyện Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, học sinh (HS) rất thích nghe kể chuyện Tuy nhiên, theo yêu cầu

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi môn lý luận dạy học tiếng việt ở tiểu học 2 (Trang 27 - 29)

điểm tâm lý lứa tuổi, học sinh (HS) rất thích nghe kể chuyện. Tuy nhiên, theo yêu cầu phân môn kể chuyện của môn tiếng Việt, các em phải kể lại được câu chuyện.

- HSTH có khó khăn trong việc kể chuyện vì các em hay quên. Và thường khó khăn trong việc biến truyện thành chuyện. Thường kể lại truyện chứ không dùng ngôn ngữ lời văn của học sinh.

- Vốn từ còn hạn chế gây khó khăn trong việc diễn đạt ý thành lời

Biện pháp

- Xây dựng hệ thống câu hỏi

- Dùng dàn ý, sơ đồ, bản đồ, từ khoá.

Câu 18: : Các biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện chân thật/diễn cảm. 1. Rèn kĩ năng kể chuyện chân thật:

a) Kể chuyện bằng lời của mình:

Yêu cầu của biện pháp này là kể không lặp lại nguyên văn từng từ ngữ trong truyện như đọc. Học sinh có thể dùng từ, đặt câu theo cách khác, diễn đạt rõ thêm một vài ý qua sự tưởng tưởng của mình.

b) Kể chuyện phân vai:

Phân vai dựng lại câu chuyện là một biện pháp kể chuyện được thực hiện từ lớp1, nội dung của biện pháp này là phân cho mỗi học sinh mỗi vai để kể lại câu chuyện.Yêu cầu của vai kể là mỗi em phải nói kịp thời, đúng vai, đúng lời nhân vật mà mình đóng vai. Đối với học sinh khá, giỏi, yêu cầu các vai phải phối hợp nhịp

nhàng, các em phải thực sự nhập vai, hiểu nhân vật, nói lời nhân vật một cách biểu cảm, biết kết hợplời nói với cử chỉ, điệu bộ.

c) Kể chuyện theo trí tưởng tượng:

Đây là cách kể chuyện đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng để kể chuyện. Tuy nhiên, ở tiểu học chỉ yêu cầu học sinh sáng tạo một phần nào đó của câu chuyện đã cósẳn sao cho phù hợp với các phần khác của câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm:

a) Kĩ năng thể hiện giọng điệu, ngữ điệu:

- Kể chuyện diễn cảm là một yêu cầu của dạy học kể chuyện ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, nhằm diễn tả cảm xúc của người kể về câu chuyện đó. Đó là việc thể hiện kĩ năng làm chủ giọng điệu, ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng…để diễn tả đúng nội dung, ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gởi gắm trong truyện.

- Kể chuyện diễn cảm phản ánh sự thông hiểu, cảm thụ của người kể đối với câu chuyện. Giọng điệu, ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong việc kể diễn cảm. Việc xác định giọng điệu, ngữ điệu trong quá trình kể phụ thuộc vào nội dung tư tưởng, thể loại và phong cách ngôn ngữ của tác phẩm. Do vậy, giáo viên khi dạy kể chuyện cần có một số phương pháp dạy phù hợp để giúp học sinh thể hiện đúng.

b) Kĩ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho lời kể:

- Kể chuyện thuộc dạng lời nói, khi kể cần sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho lời kể. Có nhiều yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ cho quá trình kể chuyện của học sinh như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt…Các yếu tố này nếu được sử dụng phù hợp, có mức độ sẽ có hiệu quả tốt cho người nghe.

- Tranh ảnh minh hoạ cũng có tác dụng giúp học sinh có những biểu tượng cụ thể về tình tiết của truyện, vừa làm điểm tựa cho học sinh ghi nhớ diễn biến câu chuyện. Những tranh này còn tạo hứng thú quan sát, kích thích sự sáng tạo trong lời nói, tang sức hấp dẫn cho giờ kể chuyện.

19) Kĩ năng chuyển VB đọc thành kể chuyện.

Quá trình dạy học là một quá trình nghệ thuật, khoa học, tinh tế và độc đáo. Đối với phân môn Kể chuyện thì đặc điểm này càng được bộc lộ rõ nét, sâu sắc.Việc sử dụng các kĩ năng để tiến hành một tiết dạy trên lớp cho hiệu quả hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực của người giáo viên. Khác với các môn học khác, phân môn Kể chuyện mang dấu ấn cá nhân rõ nhất.

-> Vì vậy kĩ năng chuyển VB đọc thành kể chuyện rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Để chuyển VB đọc thành kể chuyện ta cần :

- Thứ nhất:Phải Nắm vững nội dung câu chuyện:

Cần phải thuộc truyện, nắm cốt truyện để tránh tình trạng ngập ngừng, lúng túng khi kể. Cần nhận biết các tình tiết chính và tình tiết phụ. Khi kể cần tập trung gây ấn tượng ở các tình tiết, sự kiện chính để khắc sâu vào trí nhớ. Tránh sa đà vào các sự kiện, chi tiết phụ khiến câu chuyện lan man, dài dòng. Cần biết khai thác hệ thống tranh trong sách giáo khoa và kể tình tiết, sự kiện chính trong tranh.

- Thứ hai: Đọc truyện là hoạt động tiếp nhận thể hiện đúng từng câu từng chữ Kể chuyện là hoạt động tái tạo cho tái tạo nhưng vẫn giữ cốt chuyện -> Vì vậy khi chuyển VB đọc thành kể chuyện thì ta có thể tái tạo thêm hoặc bớt những chi tiết nhưng vẫn giữ được cốt truyện

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi môn lý luận dạy học tiếng việt ở tiểu học 2 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w