Thứ nhất, xác định tiền lương tối thiểu phải đảm bảo sức mua của nó
trên cơ sở giá cả tiêu dùng của từng thời kỳ.
Thứ hai, xác định các mức lương tối thiểu áp dụng đối với các loại hình
doanh nghiệp.
Thứ ba, nghiên cứu xoá bỏ việc quy định mức lương tối thiểu cho khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động và sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Thứ tư, phải cân đối lại lương tối thiểu vùng làm sao cho giữa các vùng
có sự công bằng hơn trong mức thu nhập của người lao động.
Thứ năm, xây dựng phương thức để quy định và áp dụng mức lương tối
thiểu theo giờ, theo ngày, theo tháng.
Thứ sáu, phải kịp thời trong việc điều chỉnh lương tối thiểu cho phù hợp
với mức độ trượt giá của thị trường.
3.2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu ở Việt
Nam
Thứ nhất, về hình thức văn bản pháp luật.
Hiện nay, hệ thống các văn bản quy định về tiền lương tối thiểu ở nước ta là khá nhiều, tuy nhiên, các quy định đó còn chung chung, chưa hợp lý thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với nhau và nằm rải rác ở nhiều vấn đề khác nhau. Thực tế trên yêu cầu cần đến một văn bản quy phạm pháp luật có tính thống nhất cao luật tiền lương tối thiểu điều chỉnh toàn bộ các vấn đề về tiền lương tối thiểu. Luật tiền lương tối thiểu ra đời hứa hạn sẽ giải quyết hợp lý mọi mâu thuẫn đang tồn tại hiện nay trong pháp luật về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam. Luật tiền lương tối thiểu phải thiết lập dựa trên các căn cứ, nguyên tắc
xác định, điều chỉnh và cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu chung cũng như cơ chế hình thành mức lương tối thiểu theo vùng, mức lương tối thiểu theo ngành.
Thứ hai, về vấn đề xác định tiền lương tối thiểu.
Thực tế ở nước ta tiền lương được tiền tệ hoá ở mức thấp, không đáp ứng được các nhu cầu trong cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Cho nên xảy ra tình trạng người lao động đòi hỏi có các khoản thu thập ngoài lương, có lúc các khoản thu thập đó còn lớn hơn lương. Lúc đó tiền lương không đủ mạnh để thực hiện các chức năng của mình. Điều đó kéo theo nhiều tiêu cực trong xã hội. Do đó khi xác định tiền lương tối thiểu yêu cầu phải:
- Đánh giá một cách khách quan mức sống thực tế và tối thiểu để có các phương án tiền lương tối thiểu đảm bảo các yêu cầu của đất nước, đảm bảo tiền lương thực sự đáp ứng được các nhu cầu và phản ánh đúng cuộc sống của người lao động tránh tình trạng “lương chỉ là phụ” như hiện nay.
- Phải tiến hành điều tra một cách nghiêm túc thực trạng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để có căn cứ xác định mức lương tối thiểu có tính khả thi. Để làm được điều đó phải tiến hành thực hiện cải cách chế độ tài chính doanh nghiệp, áp dụng phương pháp kế toán và tài chính mới để đánh giá đúng tình hình của các doanh nghiệp.
- Một thực tế là lao động Việt Nam luôn được trả lương với giá rất thấp so với các nước khác là thấp. Cho nên phải tiến hành điều tra mức lương tối thiểu thực tế áp dụng ở các nước trên thế giới có điều kiện kinh tế-xã hội tương đương với Việt Nam. Trên cơ sở đó sẽ tính toán mức lương tối thiểu ở Việt Nam sao cho bằng với các nước khác. Đảm bảo sự bình đẳng giữa người lao động Việt Nam với lao động các nước trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
Thứ ba, về vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu.
Theo quy định của pháp luật thì khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, khi đó Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế. Nhưng trên thực tế khi chỉ số giá sinh hoạt tăng thì chưa chắc lương tối thiểu đã được tăng, nếu có tăng thì
tăng lương như thế nào so với mức tăng giá cũng chưa có quy định nào cụ thể. Bản chất của tiền lương tối thiểu là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động cho nên luôn chịu tác động của các quy luật của nền kinh tế thị trường. Nhưng ở nước ta, tiền lương không được tự điều chỉnh theo thị trường mà có sự can thiệp quá sâu của Nhà nước nên chỉ điều chỉnh lương tối thiểu khi có sức ép của xã hội và cứ nói đến tiền lương là lại nói đến cân đối ngân sách. Thực tế đó đặt ra yêu cầu, phải xây dựng một cơ chế kiểm soát và điều chỉnh lương tối thiểu, sao cho lương tối thiểu được điều chỉnh thường xuyên theo yếu tố thị trường. Đồng thời, Nhà nước không được can thiệp quá sâu mà chỉ ban hành các quy định mang tính định hướng về tiền lương, Nhà nước chỉ quy định lương của khu vực hành chính, còn đơn vị sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh thì để các đơn vị tự thoả thuận và trao quyền chủ động đến mức tối đa cho các doanh nghiệp khi xây dựng chế độ tiền lương. Ngoài ra cần có một quy định cụ thể ấn định ngày công bố mức lương tối thiểu hàng năm và có thể được điều chỉnh bất thường khi có các điều kiện nhất định.
Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu không phải quan trọng nhất là tăng lương mà cơ chế trả lương thay đổi đối với từng khu vực. Lương phải đảm bảo nguyên tắc: trả lương công bằng, phải tiến tới xoá bỏ cơ chế trả lương bình quân, công bằng như hiện nay.
Thứ tư, về việc thống nhất mức lương tối thiểu.
Hiện nay ở nước ta đang song song tồn tại hai loại tiền lương tối thiểu là tiền lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, cùng là lao động Việt Nam cùng làm việc trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lại có hai mức lương khác nhau, thậm chí ở các tỉnh, thành phố lớn lương tối thiểu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn gần 2 lần so với mức lương tối thiểu áp dụng trong khu vực nhà nước và tư nhân. Trước khi, do chính sách thu hút đầu tư cho nên nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các ưu đãi đầu tư từ phía Nhà nước. Do đó, lợi nhuận thu được sau một chu trình sản xuất cùng loại với doanh nghiệp trong nước thường cao hơn. Nhưng Luật đầu tư được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 đã thống nhất quy địmh các biện pháp khuyến
khích đảm bảo đầu tư cho nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Mặt khác, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế cũng như sự tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trường lao động, các doanh nghiệp trong nước cũng đòi hỏi lao động làm việc trong doanh nghiệp có trình độ chuyên môn và cường độ lao động cao hơn trước đây. Như vậy, những lý do tạo nên sự khác nhau giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang dần mất đi. Do đó, yêu cầu phải tiến tới thống nhất hai mức lương tối thiểu này để xóa bỏ cách biệt, tạo sự công bằng trong trả công lao động. Để làm được điều đó, đòi hỏi tiền lương tối thiểu chung phải được nâng lên từng bước cho ngang tầm với tiền lương tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Một thực tế khó lý giải ở Việt Nam là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự phân vùng và quy định mức tiền lương tối thiểu theo vùng. Như ở khu vực trong nước lại chỉ có một mức lương chung áp dụng thống nhất cho tất cả các địa phương. Điều đó yêu cầu phải tiến hành điều tra và phân vùng mức sống để từ đó xây dựng tiền lương tối thiểu theo vùng, đảm bảo sự công bằng và quy định thống nhất hai loại lương tối thiểu.
Thư năm, quản lý Nhà nước về tiền lương tối thiểu.
Vấn đề quản lý Nhà nước về tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay hậu như không được quan tâm đến, thanh tra lao động thì hoạt động kém hiệu quả, lỏng lẻo. Cho nên phải tăng cường quản lý Nhà nước về tiền lương tối thiểu bằng cách xây dựng một văn bản vi phạm pháp luật tiền lương tối thiểu quy định rõ thẩm quyền chung, cơ quan chuyên trách và các cơ quan có liên quan. Đồng thời, phải tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định, nghiên cứu chính sách tiền lương.
Thư sáu, vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu.
Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu ở nước ta là khá nhiều, không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động mà còn gây ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội khác. Để hạn chế vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu yêu cầu phải:
- Xây dựng các quy định về vấn đề này một cách cụ thể và rõ ràng hơn hiện nay. Không nên chỉ quy định chung chung các hành vi vi phạm mà phải có hướng dẫn cụ thể các dấu hiệu trên thực tế của các dạng vi phạm đó để thuận tiện cho công tác phát triển và xử lý kịp thời.
- Trong Nghị định số 113/2004NĐ-CP quy định xử phạt hành chính của hành vi vi phạm pháp luật lao động chỉ quy định hành vi vi phạm của chủ sử dụng lao động mà không có quy định về trách nhiệm của người lao động. Trên thực tế, người lao động bị vi phạm luôn có suy nghĩ lương thà thiếu còn hơn không có cho nên vô hình chung đã tạo điều kiện cho người sử dụng lao động vi phạm. Mà bản chất của tiền lương là giá cả của hàng hoá sức lao động trên cơ sở sự thoả thuận của hai bên. Vậy thì nên chăng có thêm quy định trách nhiệm của người lao động trong vấn đề này, khi có hành vi vi phạm thì người lao động cũng có thể bị xử lý, Quy định đó sẽ ràng buộc trách nhiệm của người lao động, để họ ý thức được rằng việc thực hiện các quy định về tiền lương tối thiểu không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của họ.
- Trong thời gian qua việc vi phạm về tiền lương tối thiểu đã kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác như phản ứng của người lao động bằng cách tổ chức các cuộc đình công làm ảnh hưởng nghiêm trọng trật tự xã hội. Do đó, tác giả mạnh dạn đề nghị nên có quy định xử lý hình sự đối với dạng vi phạm này nếu việc vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, phải có các quy định đảm bảo quyền lợi cho họ khi đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hiện nay, cán bộ công đoàn chủ yếu là đi lên từ cơ sở cho nên trình độ còn hạn chế do đó yêu cầu phải tăng cường đào tạo đội ngũ này để có thể bảo vệ người lao động một cách có hiệu quả hơn.
- Trên thực tế người lao động khi bị vi phạm cũng không biết là mình bị vi phạm nên cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người lao động, để họ có thể tự bảo vệ được cho mình.
Kết luận
Tiền lương tối thiểu không còn là vấn đề mới lạ, nhưng nó là vấn đề gắn liền với người lao động và luôn được các ngành, các cấp, toàn thể người lao động và người sử dụng lao động quan tâm.
Đề tài tiền lương tối thiểu theo quy định pháp luật lao động Việt Nam không phải là một đề tài mới mà đã được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên cái mới của khoá luận này chính là những phát hiện mới của tác giả, những tìm tòi, nghiên cứu. Trên cơ sở khoa học và lập luận có logic, tác giả mạnh dạn đưa ra những đánh giá riêng với mong muốn đóng góp ý kiến để hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu của Việt Nam.
ở Việt Nam, pháp luật về tiền lương tối thiểu đã có lịch sử 60 năm, cùng với thời gian, chính sách tiền lương tối thiểu luôn được hoàn thiện và phát huy được vai trò của nó. Và hiện nay chính sách tiền lương tối thiểu đang ngày hoàn thiện hơn thể hiện sự đồng bộ, nhất quán, đồng thời phù hợp với thế giới. Muốn vậy, trong quá trình xây dựng, Nhà nước ta cần tham khảo tiếp thu những tiến bộ trong quá trình xây dựng tiền lương tối thiểu của các nước phát triển trên thế giới.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, 1995. 2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia 2002. 3. Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Tạp chí cộng sản số 4, 2006. 4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Quốc Hội khoá IX.
5. Sắc lệnh số 10-SL về việc tạm thời áp dụng các văn bản pháp luật của chế độ cũ để lại trong quản lý đất nước.
6. Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/03/1947 quy định chế độ lao động trong toàn cõi Việt Nam.
7. Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/09/ 1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang.
8. Quyết định số 202/HĐBT ngày 28/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tiền lương công nhân, viên chức sản xuất kinh doanh khu vực quốc doanh về công tư hợp doanh. 9. Quyết định số 203/HĐBT ngày 28/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tiền lương công nhân, viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội.
10. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, năm 1987.
11. Quyết định số 356/QĐ-LĐTBXH ngày 29/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về mức lương tối thiểu của người lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
12. Quyết định số 242/QĐ-LĐTBXH ngày 05/05/1992 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về mức lương tối thiểu của người lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
13. Nghị định số 25/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang. 14. Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền
lương mới trong các doanh nghiệp.
15. Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung ngày năm 2002, 2006, 2007.
16. Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về tiền lương.
17. Thông tư số 11/LĐTBXH-TT ngày 03/05/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 197/CP.
18. Nghị định số 38/CP ngày 25/06/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
19. Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ về giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức, lực lượng vũ trang; cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội.
20. Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, mức trợ cấp sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương,