tiền lương tối thiểu ở Việt Nam
Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu là những yếu tố mà dựa vào đó Nhà nước nghiên cứu và xây dựng mức lương tối thiểu đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tế cuộc sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Theo Điều 56 Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002 và Điều 4 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP thì cơ sở để xây dựng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam bao gồm:
* Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân người lao động và có phần nuôi con
Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động được xác định trong tiền lương tối thiểu bao gồm nhu cầu về ăn, ở, giáo dục, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và một số khoản chi tiêu khác. Ngoài ra, còn có phần nuôi con (chiếm khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của bản thân người lao động).
Hệ thống các nhu cầu đó của người lao động luôn có sự biến đổi theo từng thời kỳ, do nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Cơ cấu chi dùng đã có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ lệ chi cho nhu cầu về ăn, tăng tỷ lệ nhu cầu về nhà ở, học tập và giao tiếp xã hội. Ví dụ như năm 1993, khi xây dưng chính sách tiền lương mới, đã lấy cơ cấu tiêu dùng chi cho ăn là 60% đạt 2.200kcal/ngày với cơ cấu 12.5% P; 13.8% L và 73.7%G. Tuy nhiên, tỷ lệ đó được rút dần bởi khi kinh tế- xã hội phát triển nhu cầu về ăn ngày càng không trở nên cấp thiết mà để nâng cao chất lượng cuộc sống các nhu cầu khác lại được tăng lên. Điều đó đã được chứng minh trên thực tế là năm 1997, cơ sở để tính tiền lương tối thiểu với chi cho nhu cầu ăn chiếm 55%, tiếp đó tới năm 1999 tỷ lệ đó chiếm khoảng 50% và cho tới nay cơ cấu chi dùng cho ăn chỉ chiếm dưới 30% trong tổng số 100% các nhu cầu tối thiểu của con người
Nói tóm lại, nhu cầu tiêu dùng tối thiểu là cơ sở quan trọng để xác định tiền lương tối thiểu, nó đảm bảo chức năng xã hội của tiền lương, giúp duy trì cuộc sống của người lao động và gia đình họ
Để đảm bảo tiền lương tối thiểu có thể mua đủ được những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết cho bản thân và gia đình người lao động thì tiền lương tối thiểu phải được tính toán trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ.
Theo tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì khi chỉ số giá sinh hoạt tăng khoảng 10% thì đòi hỏi phải thay đổi mức lương tối thiểu mới đảm bảo được tiền lương thực tế của người lao động. Tuy nhiên, điều chỉnh tăng như thế nào thì hiện nay chưa có quy định rõ ràng. Như năm 1997 chỉ số giá sinh hoạt tăng thêm khoảng 33% so với tháng 12/1993, Nhà nước đã điều chỉnh mức lương tối thiểu lên 20%. Năm 2003 chỉ số giá sinh hoạt đã tăng 9.6%. So với năm 2000 thì tiền lương tối thiểu đã được tăng 13.8%. Năm 2005 chỉ số giá sinh hoạt tăng 8.4% so với năm 2004 thì tiền lương tối thiểu lại được điều chỉnh tăng 11.3%. Từ đó cho thấy, hiện nay ở nước nước vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt còn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại bởi khi chỉ số giá tăng thì chưa chắc tiền lương tối thiểu đã được tăng như giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1997 là điển hình, khi giá cả liên tục leo thang, nền kinh tế liên tục tăng trưởng nhưng lương tối thiểu vẫn được giữ nguyên trong suốt 4 năm mà không có sự thay đổi, đồng thời phải xác định được tỷ lệ hợp lý giữa chỉ số tăng của giá sinh hoạt với chỉ số điều chỉnh lương tối thiểu để khi lương tối thiểu tăng thì cuộc sống của người lao động được đảm bảo trong tình hình mới mà không tạo ra gánh nặng quá lớn cho quỹ lương của người sử dụng lao động, đặc biệt là ngân sách nhà nước.
* Cung - cầu lao động
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối theo kế hoạch phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người. Lúc đó, sức lao động không đựơc coi là hàng hoá nên tiền lương là khái niệm thuộc phạm trù phân phối, không phản ánh đúng giá trị sức lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi là hàng hoá và nó được tự do “mua bán, trao đổi” trên thị trường sức lao động. Trên thị trường đó
có người mua là người sử dụng lao động và người bán là người lao động với hàng hoá đặc biệt là sức lao động. Do đó, nó cũng chịu sự tác động của các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước.
Khi xây dựng tiền lương tối thiểu, không chỉ căn cứ trên hệ thống nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ và chỉ số giá sinh hoạt trong từng thời kỳ mà còn trên cơ sở cung - cầu lao động. Nghĩa là phải căn cứ vào tỷ lệ nhu cầu sử dụng lao động và số lao động thực tế có trên thị trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi xác định lương tối thiểu. Nếu tỷ lệ cung - cầu lao động trên thị trường theo hướng cung lớn hơn cầu thì lúc đó nhu cầu của thị trường sức lao động ít hơn cầu thì lúc đó nhu cầu của thị trường sức lao động ít hơn so với khả năng đáp ứng của người lao động. Lúc đó, nếu tiền lương tối thiểu càng cao thì thị trường sức lao động càng chuyển dịch theo hướng cung lớn hơn cầu bởi người sử dụng lao động sẽ có xu hướng giảm bớt sử dụng lao động trình độ thấp để giảm chi phí đầu vào, dẫn tới thất nghiệp tăng, kéo theo các vấn đề xã hội khác. Nếu quy định lương tối thiểu thấp thì người sử dụng lao động sẽ có xu hướng sử dụng nhiều lao động, tình trạng thất nghiệp sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, cuộc sống của người lao động không được đảm bảo, tạo ra tình trạng nghèo đói người lao động không thể bù đắp sức lao động giản đơn để tiếp tục tái sản xuất sức lao động. Nếu tỷ lệ cung - cầu trên thị trường theo hướng cung nhỏ hơn cầu, lúc đó thị trường sức lao động trở nên khan hiếm và lương tối thiểu cũng sẽ được nâng cao nhớ vào sự tác động của quy luật thị trường. Tuy nhiên, điều này rất ít khi xảy ra đặc biệt là ở nước ta, với dân số đông nên thị trường sức lao động dồi dào, nếu có thì cũng mang tính chất tạm thời ở một số ngành nghề nhất định. Sau đó thị trường cũng dần cân bằng, thân chí là chuyển dịch theo hướng cung lớn hơn cầu.
* Thực trạng kinh tế của đất nước
ở nước ta hiện nay, tiền lương tối thiểu không chỉ được áp dụng cho các lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp mà còn áp
dụng cho các đối tượng hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Do đó, khi tính toán mức lương tối thiểu không thể bỏ qua khả năng kinh tế của đất nước. Ngoài ra, khả năng kinh tế còn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và lợi nhuận của các doanh nghiệp, nên nó trở thành cơ sở quan trọng khi xác định tiền lương tối thiểu.
b. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu
ở Việt Nam hiện nay, tiền lương tối thiểu được xác định dựa vào vùng
có mức sống chuẩn trên cơ sở kế thừa, phát triển phương án cải cách chính sách tiền lương năm 1993. Do đó tiền lương tối thiểu chung được xây dựng theo các phương pháp sau:
* Xác định tiền lưương tối thiểu trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người hưởng lương và có phần nuôi con
Trong phương án cải cách chính sách tiền lương năm 1993, tiền lương tối thiểu được xác định trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng tối thiểu có cơ cấu: chi về ăn chiếm 60% đạt 2.0200 kcal/ngày, chi về nhà ở chiếm 8%, chi về giáo dục chiếm 3.5%, chi về xã hội, bảo hiểm y tế chiếm 6.5%, các khoản chi khác chiếm 23%, và chi cho nuôi con bằng 60% chi cho bản thân người lao động.
Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của xã hội, cơ cấu trên đã có sự thay đổi theo hướng tỉ lệ chi cho ăn giảm xuống, nhưng nhu cầu về nhà ở, giáo dục, giao tiếp xã hội... lại tăng lên. Hiện nay chi cho nhu cầu về ăn chiếm chưa tới 30% nhưng chi dùng cho nhà ở tăng lên hơn 11%, chi cho nuôi con bằng 75% chi cho bản thân người lao động, ngay cả yêu cầu về ăn cũng có sự thay đổi. Hiện nay nhu cầu ăn uống tối thiểu là 2.300 kcal/ngày.
Trên cơ sở hệ thống các nhu cầu tối thiểu nêu trên, Liên đoàn lao động các tỉnh đã điều tra, tính toán mức chi dùng để đảm bảo mức sống tối thiểu vào năm 2005 ở các địa phương như sau:
- ở thành phố Hồ Chí Minh là 850.000 đồng/tháng. - ở thành phố Hà Nội là 600.000 đồng/tháng.
- ở các tỉnh đồng bằng là 450.000 đồng/tháng. - ở các tỉnh miền núi khoảng 350.000 đồng/tháng.
Hiện nay nhu cầu tối thiểu này đã tăng lên rất nhiều do giá cả sinh hoạt tăng cao, có thứ tăng gấp đôi, như gạo, thịt và một số mặt hàng khác, nên mức bình quân tiêu dùng trong cả nước cũng tăng cao.
Trên cơ sở các số liệu có được, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định tiền lương tối thiểu chung bình quân cả nước khoảng 540.000 đồng/người/tháng, tuỳ thuộc điều kiện từng vùng mà có mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu từng khu vực, mức lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên các mức lương này phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu chung.
* Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở tiền công trung bình trả cho lao động trên thị trường lao động
Hai khái niệm tiền công và tiền lương không giống nhau. Nhưng hiện nay chưa có sự phân biệt giữa chúng. Xét dưới góc độ kinh tế, trong nhiều trường hợp hai khái niệm này có thể hiểu là như nhau. Tiền công có thể hiểu là khoản tiền trả cho sự hao phí sức lao động mà người lao động bỏ ra trong một đơn vị thời gian.
Tiền lương tối thiểu được dùng để trả cho lao động giản đơn chưa qua đào tạo với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện lao động bình thường. Do đó tiền lương tối thiểu được xác định trên cơ sở tiền công trung bình trả cho lao động giản đơn trên thị trường lao động. Trên thực tế, lao động phụ trong xây dựng, phụ trợ, dịch vụ là lao động giản đơn không qua đào tạo. Theo kết quả điều tra của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thì mức tiền công trả cho lao động đó là:
- ở thành phố Hồ Chí Minh: 30.000 đồng/công. - ở thành phố Hà Nội: 30.000 đến 35.000 đồng/công.
- ở tỉnh Cao Bằng, Lào Cai (tỉnh miền núi): 15.000 đến 20.000 đồng/công. - Tỉnh Phú Yên (tỉnh đồng bằng): từ 25.000 đến 30.000 đồng/công.
Từ những số liệu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định tiền lương tối thiểu bình quân cả nước khoảng 520.000 đến 540.000
đồng/người/tháng.
* Xác định mức lương tối thiểu trên cơ sở khả năng chi trả của doanh nghiệp
Hiện nay, tiền lương ở nước ta đôi lúc không phản ánh đúng như thực tế, đặc biệt ở khu vực ngoài quốc doanh. Do đó khi xác định tiền lương tối thiểu theo phương pháp này chúng ta lấy tiền lương trong các doanh nghiệp để làm căn cứ xác định khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Theo quy định thì mức lương tối thiểu làm căn cứ tính đơn giá tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước khoảng từ 540.000 đến 1.000.000 đồng/tháng tuỳ theo vùng, ngành, lợi nhuận nộp nhân sách và chi trả của doanh nghiệp. Từ thực tế mức lương tối thiểu chung như vậy, ta thấy tại một số doanh nghiệp Nhà nước thì mức lương tổng ngạch thực trả cho người lao động dao động khoảng 2.100.000 đến 3.300.000 đồng/người/tháng. Nếu quy đổi theo tỷ lệ tổng ngạch bình quân bằng 3,45 lần so với lương tối thiểu thì tiền lương tối thiểu xác định phương pháp này sẽ dao động từ 402.000 đến 620.000 đồng/tháng.
* Xác định mức lương tiền lương tối thiểu từ khả năng chi trả của nền kinh tế (GDP) và quỹ tiêu dùng dân cư
Trên cơ sở khả năng chi trả của nền kinh tế và quỹ tiêu dùng dân cư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định mức tiêu dùng cá nhân dân cư bình quân một lao động đang làm việc nền kinh tế quốc dân (có nuôi con) trong một tháng hiện nay khoảng 1.500.000 đồng. Tính ra lương tối thiểu khoảng trên 500.000 đồng/tháng.
* Xác định mức lương theo tốc độ trượt giá so với lúc thiết kế tiền lương trước đây
Chọn năm gốc là năm 2000 với mức lương tối thiểu lúc đó là 210.000 đồng/tháng. Theo tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì chỉ số
trượt giá của năm 2001 là 1,7%, năm 2002 là 5,7%, năm 2003 là 2,8%, năm 2004 là 15,6% và năm 2005 là 10,8%. Như vậy, tính tới hiện nay (năm 2008) mức tiền lương tối thiểu đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu là trên 500.000 đồng/tháng nếu tính đủ cơ cấu tiêu dùng.
Từ kết quả của phương pháp trên có thể thấy tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay khoảng 520.000 đến 540.000 đồng/tháng là hợp lý.
Riêng đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các phương pháp trên, khi xác định tiền lương tối thiểu phải tính tới tiến độ lao động, yêu cầu về trình độ chuyên môn của lao động và giá trị thặng dư mà người sử dụng lao động thu được sau một quá trình sản xuất cùng loại với doanh nghiệp trong nước. Trên cơ sở đó tính toán và đưa ra mức tiền lương tối thiểu cho riêng cho khu vực này.
Ngoài các phương pháp trên, khi xác định tiền lương tối thiểu phải tính đến quan hệ công - nông. Nghĩa là so sánh tiền lương với mức thu nhập của người nông dân hiện nay để không có sự cách biệt lớn về mức sống, tạo nền sự mâu thuẫn trong xã hội, làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị. Vì thực tế ở nước ta, người nông dân chiếm trên 70% dân số mà họ lại đang sinh hoạt và chung sống với người hưởng lương ở trong từng gia đình, từng thôn xóm.
Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hoá đã trở thành xu thế trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không tránh khỏi quá trình này. Điều đó đã tác động làm cho sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh và sử dùng lao động có chiều hướng tăng. Vì vậy tiền lương tối thiểu ở Việt Nam cũng cần phải được tính toán so sánh với mức tiền lương tối thiểu của các nước khác trong khu vực, mở rộng ra thế giới nhằm tạo ra sự công bằng cho người lao động và giảm bớt khoảng cách về tiền lương giữa nước ta với các nước khác, bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên thị trường lao động bởi từ trước đến nay lao động Việt Nam vẫn dược coi là “giá rẻ”.
Như đã làm rõ ở Chương 1, tiền lương tối thiểu có rất nhiều loại, căn cứ