- Công thức tính: V𝝈= 𝜹
Chương 8: Chỉ số
Câu 1: Trình bày nội dung lý thuyết của hệ thống chỉ số
1. Khái niệm
Hệ thống chỉ số là một tập hợp các chỉ số có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, phản ánh sự biến động của các nhân tố đối với sự biến động của tổng thể phức tạp gồm nhiều nhân tố. Qua đó dùng để phân tích sự biến động của hiện tượng cần nghiên cứu theo thời gian
2. Tác dụng
- Phân tích sự biến động của tổng thể phức tạp gồm nhiều nhân tố
- Đánh giá được nhân tố nào có tác dụng chủ yếu nhất đối với sự phát triển của hiện tượng, từ đó giúp chúng ta hiểu đúng đắn nguyên nhân làm hiện tượng phát triển
- Dùng hệ thống chỉ số để tính ra được những chỉ số chưa biết
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như cả tổng thể trên cả hai phương diện + chênh lệch tuyệt đối (bắt buộc)
+ chênh lệch tương đối
3. Căn cứ xây dựng hệ thống chỉ số: là các phương trình kinh tế cơ bản 4. Các loại hệ thống chỉ số:
- Hệ thống chỉ số của các chỉ số phát triển
- Hệ thống chỉ số của các chỉ số phát triển và kế hoạch - Hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau 5. Cấu tạo hệ thống chỉ số: gồm hai thành phần chính
- Thành phần 1: chỉ số toàn bộ (vế bên trái) phản ánh sự biến động của tất cả các nhân tố - Thành phần 2: chỉ số nhân tố (vế bên phải) phản ánh sự biến động của từng nhân tố
6. Các phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số - Phương pháp thay thế liên hoàn:
+ Dựa trên nguyên tắc khi viết các chỉ số nhân tố trong hệ thống chỉ số, lần lượt cho từng nhân tố biến động và được viết theo đúng các nguyên lý chọn quyền số
+ Căn cứ xác định: Xuất phát từ Phương trình kinh tế tổng quát.
Chỉ tiêu tổng lượng biến= tích các nhân tố ảnh hưởng. Nhân tố chất lượng đứng trước, số lượng đứng sau IM=ICL× ISL
+ Đặc trưng: Tổng thể có bao nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố. Do đó, hai vế của phương trình luôn cân bằng nhau.
- Phương pháp nghiên cứu đặc trưng:
+ Các chỉ số nhân tố theo phương pháp này không được viết theo các nguyên lý chọn quyền số. Vì ta phải cố định mọi quyền số ở kỳ gốc nên hai vế của phương trình không cân bằng. Để đưa 2 vế cân bằng ta phải thêm hệ số điều chỉnh k
+ Không áp dụng trong bài tập
Câu 3: Phân biệt SBQ điều hòa và chỉ số bình quân điều hòa (Câu 2: Tương tự)
- Chỉ số: là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ nào đó của 1 hiện tượng KT-XH và luôn phản ánh sự biến động của hiện tượng
- Chỉ số bình quân: là số bình quân gia quyền của các chỉ số cá thể
- Chỉ số bình quân điều hòa: là số bình quân điều hòa gia quyền của các chỉ số cá thể
- Số bình quân: là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện mức độ điển hình về mặt lượng cho tất cả các đơn vị trong một tổng thể đồng chất
- Số bình quân điều hòa: là nghịch đảo của các lượng biến * Giống:
- Đều có hình thức biểu hiện dạng số bình quân điều hòa gia quyền - Đều có lượng biến và quyền số
- Đều nghiên cứu về một chỉ tiêu nào đó
Chỉ số bình quân điều hòa Số bình quân điều hòa
- Phản ánh số sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp qua thời gian
- Đơn vị tính: lần hoặc %
- Điều kiện áp dụng: tổng thể đồng chất hoặc không đồng chất
- Công thức: IX=∑ 𝑋𝑖𝑓𝑖
∑1
𝑖𝑋𝑋𝑖𝑓𝑖
- Phản ánh mức độ điển hình chung nhất của tiêu thức nghiên cứu trong một thời gian nhất định - Đơn vị: kép - Điều kiện áp dụng: tổng thể đồng chất - Công thức: 𝑋̅ = ∑ 𝑋𝑖𝑓𝑖 ∑1 𝑋𝑖.𝑋𝑖𝑓𝑖
Câu 4: So sánh chỉ số và số tương đối
- Chỉ số: là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ nào đó của 1 hiện tượng KT-XH và luôn phản ánh sự biến động của hiện tượng
- Số tương đối trong thống kê là 1 chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ thuộc hiện tượng nghiên cứu
Chỉ số Số tương đối
Khái niệm Là chỉ tiêu tương đối Là chỉ tiêu tương đối Nội dung Biểu hiện mối quan hê so
sánh 2 mức độ
Biểu hiện mối quan hê so sánh 2 mức độ
Phạm vi 1 hiện tượng 1 hiện tượng, 2 hiện tượng
Đối tượng nghien cứu KTXH phức tạp KTXH giản đơn
Tác dụng Phản ánh mức độ thay đổi
của hiện tượng
- STĐ động thái - STĐ không gian - STĐ kế hoạch
1. Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế xã hội và luôn phản ánh sự biến động của hiện tượng
2. Đối tượng nghiên cứu của phương pháp chỉ số - Nghiên cứu sự biến động đơn lẻ của từng cá thể
- Nghiên cứu sự biến động đồng thời của các cá thể qua thời gian hay không gian 3. Đặc điểm
- Khi dùng phương pháp chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp bao gồm các phần tử không cộng trực tiếp được với nhau, để cộng được ta phải đưa chúng về một dạng chung nhất. Từ đó mới tổng hợp được
Ví dụ: khối lượng hàng hóa: hàng hóa A (kg); hàng hóa B (lít); hàng hóa C (chiếc) =>Iq=∑ 𝑃𝑜𝑞1∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜 (sau khi chuyển cùng đơn vị)
- Khi dùng chỉ số để nghiên cứu sự thay đổi của một nhân tố nào đó, phải tìm cách cố định nhân tố còn lại nhằm chỉ nêu lên ảnh hưởng của nhân tố cần nghiên cứu
4. Tác dụng (ý nghĩa)
- Biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua thời gian (chỉ số phát triển), qua không gian (chỉ số không gian), chỉ số trong quá trình lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch (chỉ số kế hoạch) - Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự thay đổi của toàn bộ hiện tượng phức tạp.
5. Phân loại loại chỉ số
a. Dựa theo phạm vi tính toán:
+ Chỉ số cá thể(i): là chỉ số nghiên cứu sự thay đổi của từng phần tử, từng yếu tố, bộ phận cấu thành nên tổng thể chung
Ví dụ iqA, iqB
+ Chỉ số chung (I): là chỉ số nghiên cứu sự biến động của một tổng thể gồm nhiều phần tử, nhiều yếu tố, nhiều bộ phận khác nhau
Ví dụ: chỉ số nghiên cứu lượng hàng hóa tiêu thụ đồng thời 3 mặt hàng A, B, C b. Dựa vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu
+ Chỉ số của chỉ tiêu chất lượng: nghiên cứu sự thay đổi của các chỉ tiêu chất lượng Ví dụ: giá cả, mức lương, năng suất lao động,…
+ Chỉ số của chỉ tiêu số lượng: nghiên cứu sự thay đổi của chỉ tiêu số lượng Ví dụ: Số công nhân, sản lượng
- Chỉ số tổng hợp ( chỉ số liên hợp) là chỉ số dùng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu sự thay đổi của hiện tượng kinh tế xã hội
VD: Ip= ∑ 𝑃1𝑞1∑ 𝑃𝑜𝑞1
- Chỉ số bình quân là chỉ số dùng phương pháp bình quân để nghiên cứu sự thay đổi của hiện tượng kinh tế xã hội
VD: Ip= ∑ 𝑖𝑞.𝑃𝑜𝑞𝑜∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜
d. Dựa vào tác dụng của chỉ số
- Chỉ số phát triển: là chỉ số biểu hiện sự biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian - Chỉ số không gian: là chỉ số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua không gian
- Chỉ số kế hoạch: là chỉ số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng. quy trình lập, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch
e. Theo thành phần hệ thống chỉ số:
- Chỉ số nhân tố: chỉ số phản ánh sự biến động của từng nhân tố. VD: Ip, Iq
- Chỉ số toàn bộ: chỉ số phản ánh sự biến động của đồng thời các nhân tố. VD: Ipq
Câu 6: Điểm giống và khác nhau của phương pháp thay thế liên hoàn với phương pháp nghiên
cứu tự động riêng biệt của từng nhân tố.Lấy VD
1. Giống nhau: đều là phương pháp phân tích chỉ số toàn bộ thành các chỉ số nhân tố 2. Khác nhau:
Chỉ tiêu Phương pháp thay thế liên
hoàn
Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng biến động riêng biệt
Tên gọi Hệ thống chỉ số với các
quyền số của chỉ số nhân tố có thời gian khác nhau
Hệ thống chỉ số với quyền số của các chỉ số nhân tố có thời gian giống nhau
Ví dụ sự biến động về doanh thu
M=∑ 𝑃. 𝑞 IM=Ip.Iq ∑ 𝑃1𝑞1 ∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜 = ∑ 𝑃1𝑞1 ∑ 𝑃𝑜𝑞1 × ∑ 𝑃𝑜𝑞1 ∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜 (1) (2) (3) Chênh lệch tuyệt đối
sự thay đổi về doanh thu M=∑ 𝑃. 𝑞 IM=Ip.Iq ∑ 𝑃1𝑞1 ∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜=∑ 𝑃1𝑞𝑜∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜 ×∑ 𝑃𝑜𝑞1∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜.K (1) (2) (3) (4) K=∑ 𝑃1𝑞1.∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜∑ 𝑃1𝑞𝑜.∑ 𝑃𝑜𝑞1
∆𝑀=M1-Mo=(∑ 𝑃1𝑞1 − ∑ 𝑃𝑜𝑞1)+( ∑ 𝑃𝑜𝑞1 − ∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜) ∆𝑀=M1-Mo=(∑ 𝑃1𝑞𝑜 − ∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜)+( ∑ 𝑃𝑜𝑞1 − ∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜)+[( ∑ 𝑃1𝑞1 + ∑ 𝑃𝑜𝑞𝑜)- ( ∑ 𝑃1𝑞𝑜 + ∑ 𝑃𝑜𝑞1)]
Cơ sở lý luận khoa học Dựa trên cơ sở cho rằng các nhân tố cấu thành hiện tượng đều cùng thay đổi. Do vậy, để nghiên cứu sự thay đổi của hiện tượng, phải giả định các nhân tố lần lượt thay đổi theo thứ tự ưu tiên: nhân tố chất lượng thay đổi trước, nhân tố số lượng thay đổi sau. => Chỉ số nhân tố chất lượng đứng trước, chỉ số nhân tố số lượng đứng sau
=> Mẫu của chỉ số nhân tố đứng trước là tử của chỉ số nhân tố đứng sau, hình thành một vòng liên tục khép kín ( các chỉ số nhân tố có thời kì quyền số khác nhau) => Do đó gọi là phương pháp thay thế liên hoàn
=> Chỉ số toàn bộ luôn cân bằng với tích của các chỉ số nhân tố
- Cho rằng các nhân tố cấu thành cùng thay đổi và có vai trò ngang nhau
- Do đó, thời kỳ quyền số của các chỉ số nhân tố là giống nhau và đều cố định ở kỳ gốc - Cho nên có thể nghiên cứu sự thay đổi ảnh hưởng riêng biệt của từng nhân tố tác động đến toàn bộ hiện tượng => Do đó gọi là phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng biến động riêng biệt
=> Chỉ số toàn bộ không cân bằng được với tích của các chỉ số nhân tố. Để đảm bảo cân bằng phải bổ sung hệ số liên hệ k => phức tạp, ít sử dụng
Đặc điểm - Nếu hiện tượng chung có n
nhân tố cấu thành thì trong hệ thống chỉ số cũng có n chỉ số nhân tố
- Nếu chỉ số toàn bộ có n nhân tố thì có n chỉ số nhân tố và 2n-(n+1) các chỉ số phản
- Quyền số của các chỉ số nhân tố có thời kỳ khác nhau ( nhân tố số lượng cố định kỳ gốc, chất lượng cố định kỳ nghiên cứu)
- Chỉ số toàn bộ luôn cân bằng với tích chỉ số nhân tố - Đối với các chỉ số nhân tố, mẫu của chỉ số đứng trước làm tử của chỉ số đứng sau - Lượng tăng giảm tuyệt đối và tương đối toàn bộ luôn bằng tổng lượng tăng giảm tuyệt đối, tương đối bộ phận
ánh sự biến động, tác động lẫn nhau của các nhân tố - Thời kỳ quyền số của các nhân tố đều cố định ở kỳ gốc - Chỉ số toàn bộ = tích tỉ số nhân tố x hệ số k
- Chênh lệch tuyệt đối của chỉ số toàn bộ = tổng chênh lệch tuyệt đối của các chỉ số nhân tố và tổng chênh lệch của các chỉ số phản ánh sự biến động của các nhân tố
Ý nghĩa (1) sự thay đổi doanh thu
giữa hai kỳ
(2) sự thay đổi giá bán làm tác động đến doanh thu, trong điều kiện sản lượng bán ra cố định kỳ báo cáo
(3) sự thay đổi của số lượng bán ra ảnh hưởng tới doanh thu khi giá cố định ở kỳ gốc
(1) sự thay đổi doanh thu giữa 2 kỳ
(2) sự thay đổi giá bán ảnh hưởng đến doanh thu khi lượng hàng hóa tiêu thụ cố định kỳ gốc
(3) sự thay đổi hàng hóa tiêu thụ đến doanh thu khi giá bán cố định ở kỳ gốc
(4) Sự thay đổi của P,q đến doanh thu
Câu 7: Tất cả các loại số tương đối có được coi là chỉ số không? Vì sao?
1. - Chỉ số là một chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng kinh tế xã hội qua điều kiện thời gian, không gian cụ thể hoặc quá trình lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch
- Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện so sánh giữa hai mức độ của cùng một hiện tượng hoặc 2 mức độ của 2 hiện tượng kinh tế xã hội khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau
2. Không phải mọi số tương đối đều là chỉ số
- Số tương đối gồm 5 loại, trong đó có số tương đối kết cấu và số tương đối cường độ không phải chỉ số
+ Số tương đối động thái: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một chỉ tiêu kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian khác nhau
t = 𝑌1𝑌𝑜 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 đó 𝑌1: mức độ kỳ nghiên cứu Yo: Gốc so sánh
=>Số tương đối động thái là chỉ số + Số tương đối kế hoạch:
* Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỷ lệ so sánh mức độ cần đạt được của một chỉ tiêu kinh tế xã hội trong kỳ kế hoạch so với mức độ thực tế của chỉ tiêu đó ở kỳ gốc.
tnk = 𝑌𝑘𝑌𝑜 trong đó: Yk: mức độ kế hoạch đặt ra Yo mức độ kỳ gốc
=> Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là chỉ số
* Số tương đối hoàn thành (thực hiện) kế hoạch là tỷ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được kỳ báo cáo so với mức kế hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêu kinh tế xã hội
thk = 𝑌𝑘𝑌1 trong đó: Y1: mức độ thực tế kỳ báo cáo => Số tương đối hoàn thành kế hoạch là chỉ số
+ Số tương đối so sánh (không gian) biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của cùng một hiện tượng nhưng khác nhau về không gian hay giữa các bộ phận trong một tổng thể
t(A/B) = 𝑌𝐴𝑌𝐵 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 đó: YA, YB: là hai mức độ của cùng một hiện tượng ở 2 không gian A,B => Số tương đối không gian là chỉ số
+ Số tương đối kết cấu: Xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ trong tổng thể với toàn bộ tổng thể nghiên cứu d= ∑ 𝑓𝑖𝑓𝑖
=> Số tương đối kết cấu không là chỉ số
+ Số tương đối cường độ biểu hiện mức độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định; biểu hiện mức độ so sánh giữa hai mức độ của 2 hiện tượng khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau
Số tương đối cường =𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ầ𝑛 nghiên cứu chỉ tiêu liên quan => không là chỉ số
Câu 8: Trình bày nguyên lý chọn quyền số của chỉ số không gian
- Chỉ số không gian: Là chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng qua 2 không gian khác nhau
* Chỉ số không gian của chỉ tiêu chất lượng Ip(A/B)=∑ 𝑝𝐴.𝑄∑ 𝑝𝐵.𝑄
Trong đó: Q=qA+ qB
* Chỉ số không gian của chỉ tiêu số lượng
TH1: Quyền số là giá cả cố định do nhà nước quy định Iq(A/B)=∑ 𝑝𝑐.𝑞𝐴∑ 𝑝𝑐.𝑞𝐵
Trong đó: Iq(A/B): chỉ số khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp A so với doanh nghiệp B qA,qB: là khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B