Chương 6: Hồi quy Tương quan

Một phần của tài liệu Nguyên lý thống kê LT (Trang 32 - 33)

- Công thức tính: V𝝈= 𝜹

Chương 6: Hồi quy Tương quan

Câu 1: Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ chủ yếu của phương pháp Hồi quy tương quan

1. Khái niệm

- Hồi quy và tương quan là các phương pháp của toán học, được vận dụng trong thống kê học, để biểu hiện và phân tích mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng kinh tế xã hội

Hai phương pháp này có liên quan chặt chẽ với nhau và xuất phát từ cùng mục đích nghiên cứu nên ta gọi tắt là phương pháp tương quan 2.Ý nghĩa

- Phương pháp hồi quy tương quan được dùng trong giai đoạn phân tích thống kê, để đánh giá tính chất, trình độ mối liên hệ giữa các tiêu thức nguyên nhân(x) và kết quả(y)

- Thông qua đó, các nhà quản trị doanh nghiệp, hãng sản xuất, nhà đầu tư sẽ phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định

- Phương pháp hồi quy tương quan là cơ sở để áp dụng một số phương pháp khác và thống kê như: Dự báo thống kê, Dãy số biến động theo thời gian

3. Nhiệm vụ chủ yếu

- Xác định tính chất và hình thức mối liên hệ: Tuyến tính hay phi tuyến tính, Thuận hay nghịch. Dựa trên cơ sở lý luận phân tích để giải thích sự tồn tại thực tế, bản chất của mối liên hệ, kết hợp với thăm dò mối liên hệ qua thống kê như: Phương pháp đồ thị, phân tổ, số bình quân hoặc dựa vào kết quả nghiên cứu trước đây

- Lập phương trình hồii quy và biểu hiện mối liên hệ. Căn cứ vào hình thức, chiều hướng mối liên hệ và số tiêu thức được chọn để nghiên cứu

- Giải phương trình, tính giá trị của các tham số, nêu ý nghĩa các tham số đó

- Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ qua hệ số tương quan, tỷ số tương quan. Từ đó kết luận về tầm quan trọng của mối liên hệ, đánh giá đúng vai trò của từng nguyên nhân, xây dựng mô hình sản xuất tiêu dùng, xây dựng các định mức, dự báo tình hình trong thời gian tới

Chương 7: Dãy số biến động theo thời gian Câu 1: Nêu ý nghĩa, đặc điểm dãy số biến động theo thời gian

Một phần của tài liệu Nguyên lý thống kê LT (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)