Giáo viên gọi một học sinh.

Một phần của tài liệu Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 (Trang 33 - 37)

+ Em hãy nói lời an ủi của em với ông (bà)

khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

- Giáo viên đánh giá.

- Giáo viên gọi 2 học sinh khác đọc đoạn văn “Kể ngắn về gia đình em”.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới:1. Giới thiệu bài:(1’) 1. Giới thiệu bài:(1’)

Các em đã biết kể ngắn về gia đình, biết an ủi khi người khác gặp nỗi buồn hay có sự bất hạnh.

Vậy khi bạn bè hoặc người thân có niềm vui ta cần phải làm gì? Cần kể về anh, chị, em trong gia đình bằng tình cảm như thế nào? Cô mời các em đi tìm hiều bài học ngày hôm nay :

“Chia vui – Kể ngắn về anh chị em”. - Giáo viên ghi bảng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:(28’)

Bài 1:

- Giáo viên chiếu tranh trong sách giáo khoa lên màn hình yêu cầu học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa.

* Hoạt động chung cả lớp. - Học sinh nói: Bà đừng tiếc nữa bà nhé! Ngày mai mẹ cháu sẽ bảo bố cháu mua tặng bà chiếc kính khác.

- Học sinh nhận xét.

- Hai học sinh đứng tại chỗ đọc.

- 2 học sinh nhắc lại tên bài.

* Hoạt động nhóm đôi. -Học sinh quan sát tranh.

+ Tranh vẽ mấy nhân vật? + Đó là những ai?

+ Bé Nam đang làm gì?

+ Nét mặt hai chị em như thế nào?

- Giáo viên giảng: Chị Liên vừa đoạt giải nhì trong kỳ thi học giỏi tỉnh. Chị rất vui vì đã đạt được thành tích này. Là em trai bé Nam đem hoa tặng chị và Nam còn nói gì với chị ? Em hãy nhắc lại lời của bé Nam.

- Giáo viên nhắc nhở học sinh nói tự nhiên thể hiện sự vui mừng của em trai trước thành công của chị.

- Giáo viên khen học sinh nói lời chia vui của Nam tốt nhất.

+ Nam đã nói lời chia vui với chị khi nào ?

GV kết luận: Khi bạn hoặc người thân có

niềm vui ta cần biết chúc mừng bạn, người thân đó. Sự chúc mừng đem lại niềm vui cho mình và niềm vui cho bạn. Để hiểu kĩ hơn nữa chúng ta cùng tìm hiểu bài tập 2

Bài 2:

- Giáo viên phân tích lại yêu cầu.

+ Bài yêu cầu em làm gì? + Để làm gì ?

- Giáo viên nhắc học sinh không được nhắc lại lời của Nam.

+Tranh vẽ 2 nhân vật. +Đó là bé Nam và chị Liên. + Nam đang cầm hoa tặng chị. + Nét mặt 2 chị em rất vui.

- Học sinh nối tiếp nhau nói lời của Nam (Em chúc mừng chị sang năm được giải nhất.)

+Nam nói lời chia vui khi chị Liên có 1 niềm vui lớn.

* Hoạt động chung cả lớp -Học sinh đọc yêu cầu bài: “Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên”.

+ Yêu cầu nói lời của em. + Để chúc mừng chị Liên.

- Giáo viên khuyến khích học sinh bày tỏ lời chúc mừng theo nhiều cách khác nhau bằng cách cho học sinh thảo luận cặp đôi.

- Giáo viên yêu cầu một vài cặp đóng vai trước lớp.

- Giáo viên tổ chức học sinh bình xét cặp thể hiện thái độ và nói lời chúc mừng tốt. Nhận xét cặp chưa đạt.

+ Khi nói lời chia vui với người khác em cần nói với thái độ thế nào?

GV kết luận: Cần nói tự nhiên với thái độ

chân thành, vui mừng… khi chia vui với người khác.

Chuyển ý: Buồn vui và tình cảm của mỗi

con người rất cần có sự cảm thông chia sẻ của người khác. Còn việc kể về người thân thiết trong gia đình thì kể như thế nào? Cách viết đoạn văn ra sao cô mời các em tìm hiểu tiếp sang bài 3 – Giáo viên ghi bảng

Bài 3:

Bước 1:

- GV phân tích yêu cầu bài

- Hướng dẫn HS định hướng viết.

- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

Ví dụ: Em xin chúc mừng chị hoặc: Chúc chị học giỏi hơn nữa. hoặc Chúc mừng chị đoạt giải

- Học sinh đóng vai nói lời chia vui.

+ Em cần nói tự nhiên với thái độ chân thành và vui mừng.

* Hoạt động cá nhân trong nhóm đôi.

- Học sinh đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm theo: “ Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị, em ruột hoặc anh, chị em họ của em”.

+ Viết mấy câu? + Viết về ai?

+ Viết về một hay nhiều người?

+ Đoạn văn viết yêu cầu kể hay tả về người đó?

- Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.Giáo viên đưa ra sơ đồ để gợi ý học sinh

+ Tên người em định kể là ai?

+ Người đó bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp như thế nào?

+ Hình dáng, tính nết , thói quen của người đó ra sao?

+ Cảm nghĩ của em về anh, chị ,em mình thế nào?

GV kết luận: Ý 1 giới thiệu người định kể;

ý 2 nêu tuổi, và nghề nghiệp người đó;ý 3 tả hình dáng, tính nết,thói quen người mình định kể; ý 4 cảm nghĩ của bản thân đối với người đó.

- Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn:

+ Khi kể về mái tóc có thể dùng các từ: óng mượt, đen nhánh, bồng bềnh, suôn mượt … +Về thân hình : gầy gò, mảnh mai, vạm vỡ …

+Về nước da: hồng hào, trắng hồng, xanh xao…

+Về tính cách : Có thể dùng các từ: hiền hoà, hoà nhã, thân mật, gắt gỏng.

+ Viết từ 3 đến 5 câu.

+ Viết về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ)

+Viết về một người.

+Yêu cầu em kể về người đó.

- Học sinh tự trả lời.

- Là anh chị phải dùng các từ tỏ ý kính trọng: quý mến, kính yêu, hoà nhã, hiền lành. Nếu viết về em bé có thể dùng các từ thể hiện sự trìu mến : ngây thơ, ngộ nghĩnh. Cần dùng một cách xưng hô khi viết đoạn, 2 câu liền nhau tránh lặp lại từ… Bước 2: Học sinh viết bài vào vở

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn : chữ đầu đoạn cách lề 1 ô câu này nối câu kia. Hết đoạn mới chấm xuống dòng

Bước 3 : Đánh giá, chữa lỗi.

- GV đánh giá bài, sửa một số lỗi cơ bản về (từ, câu, ý).

- GV đọc đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo:“ Anh trai của em tên là Minh, năm nay đang học lớp 8. Anh không mập lắm, nước da trắng hồng, mái tóc bồng bềnh trông thật đáng yêu. Em rất thích được nghe anh kể chuyện và nhìn thấy anh cười. Em sẽ học thật giỏi để lúc nào anh cũng có thể tự hào về em".

Một phần của tài liệu Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w