Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUYỀN đối với GIỐNG cây TRỒNG THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

công tác bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp và Luật sở hữu trí tuệ hiện còn khá xa lạ đối với người dân. Trong khi đó, truyền thống canh tác nông nghiệp lâu nay đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ của người nông dân, nên họ ít ý thức được các hành vi vi phạm quyền của nhà tạo giống đối với giống cây trồng. Nếu người nông dân có giống mới nhưng không nghĩ đến bảo hộ mà đem chiết giống bán (thương mại hoá sản phẩm) thì sẽ không được đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng của mình. Nhưng tình trạng này thường xảy ra. Chẳng hạn

giống sầu riêng hạt lép, rất được thị trường ưa chuộng nhưng người chủ sản xuất ra giống này không được quyền lợi gì vì đã bán giống cây ra thị trường mà không nghĩ đến đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Do vậy công tác bảo vệ quyền sở hữu bản quyền của nông dân rất khó thực hiện. Vì vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ giống cây trồng là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam.

Trong những năm qua, Cục Trồng trọt, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng và Hiệp hội Thương mại giống cây trồng đã nhận rất nhiều đơn phản ánh từ tác giả, các cơ quan tác giả về việc xâm phạm tác quyền và việc không đảm bảo hiệu lực của tác quyền. Giống như tất cả các quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả giống cây trồng cũng được cấp trong một thời gian nhất định, hết thời hạn bảo hộ thì giống đó thuộc về xã hội. Quyền tác giả cũng cần được kiếm soát để chống lại lạm dụng, chủ sở hữu của quyền tác giả giống cây trồng không được đòi quyền của họ đối với người sử dụng vào mục đích cá nhân phi thương mại, mục đích nghiên cứu khoa học và chọn tạo giống cây trồng mới. Việc nâng cao hoạt động bảo hộ sẽ khích lệ cho tác giả giống phát triển giống cây trồng mới nhằm tạo ra sự phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nghề làm vườn. Đồng thời sẽ cải tiến giống cây trồng cũng là động lực để nâng cao năng suất chất lượng và tiêu thụ thuận lợi hơn cho nông dân.

Hiện nay, công tác quản lý và xác lập bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nguồn gien giống cây trồng vẫn còn hạn chế, bất cập. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rầm rộ, các doanh nghiệp , nhà nghiên cứu cần nhận thức rõ hơn vai trò của công nghệ 4.0 trong nghiên cứu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nguồn gien giống cây trồng, từ đó góp phần nâng cao giá trị, tạo lợi thế cạnh tranh cho nông sản Việt. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp hiện nay chính là đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay xu hướng đô thị hoá đang phát triển rất nhanh, cùng với đó thu nhập của người dân cũng tăng lên nên yêu cầu tiêu chuẩn sống ngày một cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, sản xuất nông nghiệp ngày nay đòi hỏi phải vừa

tiết kiệm tài nguyên đất, nước lại vừa phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đó, các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất định hướng nghiên cứu, cơ chế liên kết hợp tác giữa các tổ chức, viện trường, các công ty, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ gien, bảo tồn và bảo hộ sở hữu trí tuệ nguồn gien giống cây trồng quý hiếm. Đây được cho là lối đi tắt nhanh nhất để sản phẩm và các công trình nghiên cứu khoa học được bảo hộ. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, vấn đề bảo hộ giống cây trồng, bảo hộ hàng hóa nông sản giữ được xuất xứ, thương hiệu; đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0 vào nghiên cứu và bảo tồn nguồn gien, cần phải được ưu tiên hàng đầu. Đó là việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ gien, tế bào, vi phân giống, vi sinh, di truyền… để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có đặc tính ưu việt, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường”.

Khi muốn bảo hộ giống cây trồng mới, nhà nghiên cứu, chọn tạo giống phải nắm rõ nguồn gốc xuất xứ của giống và tuyệt đối bảo mật thông tin, không thương mại hóa giống trước khi nộp đơn xin bảo hộ. Tiếp đó, phải tìm hiểu hoặc thông qua đơn vị đáng tin cậy để được tư vấn về điều kiện và thủ tục bảo hộ giống cây trồng mới, thực hiện bảo hộ càng sớm càng tốt. Cùng với đó các cơ quan, ngành chức năng, doanh nghiệp, nông dân cần phối hợp tích cực trong việc đăng ký bảo hộ cho nông sản, đặc sản Việt. Đây là nền tảng để hình thành vùng nguyên liệu ổn định, tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam. Đồng thời, giúp lưu giữ được nguồn giống tốt, không lẫn lộn, pha tạp với các quốc gia khác”.

KẾT LUẬN

Ngày nay, tri thức đã trở thành một “nguồn của cải mới”, động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội. Lợi thế cạnh tranh chủ yếu của mỗi nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào khả năng phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất. Xu thế này đã khẳng định tài sản trí tuệ và quyền sở hữu tài sản trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng, bảo hộ sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động của ngành trồng trọt Việt Nam . Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu phải gia tăng mối quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn nếu muốn tồn tại và hội nhập thành công.

Khi nông nghiệp nước ta hội nhập quốc tế, việc bảo hộ giống cây trồng càng có ý nghĩa thiết thực. Nếu ta ví thị trường thế giới như một bàn cờ, thì chúng ta phải là những người chơi cờ. Cùng thống nhất và đưa ra luật chơi, chứ không chơi theo luật của người khác. Vì vậy, thực thi quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có ý nghĩa hết sức thiết thực. Nó vận động từng ngày, từng giờ và tác động trực tiếp đến mọi đối tượng liên quan. Vấn đề cốt lõi khi đưa quyền đối với giống cây trồng vào trong hoạt động của ngành nông nghiệp đó chính là “ thà sống trong một rừng luật, còn hơn là đối xử bằng luật rừng”. Vì vậy, hành lang pháp lý khoa học, chặt chẽ,cơ chế chính sách thông thoáng, nguồn nhân lực dồi dào và mối quan hệ thương mại quốc tế đa dạng sẽ là cơ sở để phát huy tối đa mọi tiềm năng của ngành trồng trọt Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUYỀN đối với GIỐNG cây TRỒNG THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w