xuất giống.
Để có một nền nông nghiệp chất lượng cao, trước tiên cần phải có các loại giống cây trồng chất lượng cao. Muốn đẩy mạnh việc bảo hộ phải làm bài bản ngay từ khâu xây dựng chính sách. Phải có những thay đổi mạnh mẽ trong khâu quản lý chứ không thể làm tản mát. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, đăng ký bản quyền, đổi mới xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy xây dựng một ngân hàng gen quốc gia xứng tầm. Năm 2012, sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, chọn lọc và tập hợp, Ngân hàng gen Quốc gia đã được thành lập với 24.500 mẫu nguồn gen của các loài cây trồng với gần 20.000 nguồn gen được bảo tồn và trên 5.000 nguồn gen lưu giữ tại các mạng lưới. Tiếp đó, Ngân hàng Gen sinh vật, cây phân xanh và cây phủ đất cũng được thu thập, lưu giữ và khai thác hiệu quả góp phần bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật quý hiếm, cung cấp kịp thời các nguồn giống có chất lượng cho nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên so với điều kiện sinh vật, thổ nhưỡng phong phú như ở Việt Nam ngân hàng vẫn rất nghèo nàn.
Vì vậy các Hiệp hội về giống cây trồng bao gồm Hội giống cây trồng Việt Nam và Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam cần phát huy vai trò hơn nữa trong các diễn đàn về bảo hộ giống cây trồng, xây dựng chiến lược hoặc đề xuất chính sách để hỗ trợ cho các tác giả nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống cây trồng. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác công nhận giống đối với những giống đang được trồng rộng rãi và có đối tác yêu cầu chuyển nhượng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nâng cao năng lực và quy mô phòng kiểm nghiệm chất lượng hạt giống được chỉ định
Quá trình chọn tạo một giống cây trồng đòi hỏi kinh phí rất cao và có thể mất thời gian rất lâu, vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các nhà khoa học, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân nghiên cứu và sản xuất giống, có chính sách hỗ trợ viện, trường nghiên cứu giống mới, chất lượng phù hợp với thực tế sản xuất tại địa phương…