Dạy tích hợp liên môn.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN ỞTRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ (Trang 39 - 41)

- Đánh giá rút kinh nghiệm: Để có được tiết học tốt, dạy học hiệu quả thì Giáo viên cần rút ra những bài học những kinh nghiệm sau những giờ lên lớp( có thể

5.Dạy tích hợp liên môn.

Ví dụ 1: Khi tìm hiểu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)

Trong tác phẩm, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện những hiểu biết sâu sắc về đời sống, sinh hoạt, phong tục của người dân tộc H’Mông. Nhưng hiểu biết của HS thì khá “lơ mơ” về nó. Vì vậy, trong quá trình đọc – hiểu văn bản, GV có thể lồng ghép một số kiến thức giúp HS hiểu rõ hơn về đối tượng.

GV: Em hãy nêu những hiểu biết về tục cướp vợ của đồng bào H’Mông? HS xem phần chú giải trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi.

GV giảng giải thêm: Dù sống ở núi cao và còn nhiều hủ tục nhưng thanh niên H’Mông được tự do tìm hiểu, yêu nhau. Được sự thuận tình của cô gái, để thể hiện tình yêu mạnh mẽ và quyết đoán của mình, người con trai cùng bạn bè bí mật “cướp” cô gái mang về nhà mình. Đám kéo nào càng nhiều bạn bè tham gia giúp, kéo càng quyết liệt, thì đôi vợ chồng đó càng hạnh phúc và sống lâu, càng đông con, nhiều của... Sau đó mới đến trình cho bố mẹ cô gái biết.

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu đoạn trích “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành”.

Trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã tạo dựng một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên. Chất Tây Nguyên được hiện lên từ cảnh vật thiên nhiên, cảnh sinh hoạt truyền thống văn hóa, lời ăn tiếng nói, cách gọi tên từng nhân vật. Do đó, khi đọc – hiểu đoạn trích, GV không thể không khai thác cái hồn phách Tây Nguyên như một trong những yếu tố căn bản góp phần làm nên phong cách đặc sắc và cái hay riêng trong trang văn của ông.

GV giới thiệu về không gian nghệ thuật mà tác phẩm phản ánh: Câu chuyệ giới hạn trong một buôn làng hẻo lánh mà sinh sống tại đó là những cư dân thuộc một dân tộc thiểu số rất ít người – Strá.

Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, tạo tâm thế hưng phấn, tích cực cho học sinh trong học tập bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, học trò là người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những hướng tiếp cận bài học linh hoạt, khoa học, hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN ỞTRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ (Trang 39 - 41)