- Đánh giá rút kinh nghiệm: Để có được tiết học tốt, dạy học hiệu quả thì Giáo viên cần rút ra những bài học những kinh nghiệm sau những giờ lên lớp( có thể
2. Linh hoạt, đa dạng trong phương pháp 1 Linh hoạt trong phương pháp
2.1. Linh hoạt trong phương pháp
Giáo viên luôn vận dụng nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệt mỏi vì sự đơn điệu tẻ nhạt.
Ví dụ: Khi dạy phần Tiểu dẫn giáo viên cho học sinh điền thông tin vào phiếu, hoặc ghi sẵn trên bảng và để trống phần thông tin cần điền:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
– Năm sinh: ………., năm mất…….. – Tên khai sinh:………. – Quê quán:………. – Xuất thân trong gia đình:………. – Sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời:……
b. Sự nghiệp sáng tác: – Các tác phẩm chính:………. – Phong cách nghệ thuật:…… 2. Tác phẩm: – Xuất xứ:… – Thể loại : ….
Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào chỗ còn trống. Học sinh thay nhau làm, có thể phân theo nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Lớp học sẽ sinh động và học viên hứng thú học tập hơn. Từ đó, ta thấy rằng các học sinh sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu trong giờ học có sự xen kẽ nhau giữa các hoạt động dạy học.
2.2. Đưa ra các tình huống có vấn đề.
Dạy học theo tình huống là giáo viên không trình bày đơn thuần nội dung bài học mà sắp xếp lại tài liệu sao cho toàn bộ bài giảng là vấn đề lớn được chia thành một số vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi kích thích hứng thú cho học sinh và khéo léo đưa các học sinh vào những tình huống có vấn đề. Từ đó mà bắt đầu những phần của bài giảng. Và như thế, hứng thú sẽ được duy trì đến khi nào chưa tìm ra được câu trả lời.
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” – sách Ngữ văn 11, tập I, giáo viên đặt ra những tình huống có vấn đề:
– Tại sao đến lúc cuối cùng Chí Phèo lại xách dao đến thẳng nhà Bá Kiến? – Tại sao Chí Phèo lại hay chửi và chửi nhiều đến thế mà hóa chẳng chửi đích danh ai?
– Tại sao Nam Cao lại để cho 3 con chó “lên tiếng” đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo?
– Tại sao Nam Cao lại xây dựng nhân vật thị Nở xấu ma chê, quỷ hờn như vậy ? Giáo viên, từng bước hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Từng bước chiếm lĩnh kiến thức, không những tạo nên sự hưng phấn mà động lực thúc đẩy khả năng tự học, hiểu và sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
2.3. Liên hệ với thực tế
Việc gắn nội dung bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn. Ví dụ:
– Khi dạy bài Bản tin – Ngữ văn 11 – tập 2; cần lưu ý cho học sinh đặc điểm, yêu cầu của bản tin, viết được bản tin về vấn đề đời sống, xã hội quan tâm. Viết các bản tin về hoạt động thi đua chào mừng ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam; văn hóa Tết của gia đình…
– Khi dạy bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” – sách Ngữ văn 11 – tập I, cho học sinh chuẩn bị và viết một số bài phỏng vấn về vấn đề thường gặp trong đời sống : phỏng vấn và trả lời phỏng vấn khi xin việc, phỏng vấn về kinh nghiệm học tốt của bạn bè, phỏng vấn về các vấn đề xã hội đang quan tâm : giao thông, môi trường, bạo lực học đường, tình yêu tuổi học trò… sẽ tạo cho học sinh sự tự tin, yêu thích môn học.