Các hình thức đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN ỞTRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ (Trang 27 - 28)

1.Đổi mới ở khâu ra đề kiểm tra:

Đề phải thực hiện theo phương án mở ( như đề mở ,đáp án mở ), ngoài ra cần chú trọng tính đa chiều GV-HS,HS-GV, HS-HS để từ đó có mối liên hệ đánh giá qua lại sâu sắc hơn.,

Kiểm tra đánh giá phải được thực hiện dưới rất nhiều hình thức, dưới dạng trò chơi, các bài tập về nhà, bài luận ngắn, kiểm tra đánh giá cũng cần tuân thủ theo ma trận đề đã được xác lập ở các cấp độ tư duy khác nhau ( như nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp hay cao, phân tích, sáng tạo ) tùy vào đối tượng để có đánh giá phù hợp và đảm bảo tính toàn diện và công bằng.

Trong quá trình ra đề, giáo viên cần tăng cường các câu hỏi gắn với thực tiễn đời sống. Có thể ra đề về những vấn đề gần gũi với học sinh, thanh niên, những vấn đề mang tính thời sự như về việc học tập, về đọc sách, giải trí, về internet hoặc về văn hóa, thiên nhiên, môi trường. tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.. Đối với loại đề nghị luận văn học thì cần coi trọng đánh giá năng lực vận dụng các kĩ năng đã học, tránh học vẹt, học tủ. Vì thế, nói chung không nên ra đề hoàn toàn vào những văn bản đã được giảng kỹ trong chương trình, mà cần đưa ra những văn bản mới để thí sinh thể hiện năng lực đọc hiểu của mình

2. Đổi mới ở hình thức đánh giá.

- Kiểm tra đánh giá phải công bằng và bằng nhiều hình thức ( bài cũ, bài tập các dạng )-Trong quá trình dạy GV áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ học sinh, bằng trình bày miệng, thảo luận/ tranh luận thông qua tương tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm..

- Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá, học sinh được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho học sinh tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức, kỹ năng… mà quan trọng hơn thay đổi cả thái độ, niềm tin.

a.-Kiểm tra miệng:

Không nên chỉ kiểm tra vấn đáp vào 15 phút đầu giờ và chỉ kiểm tra kiến thức của bài vừa học. Hình thức kiểm tra vấn đáp có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học Ngữ văn. Từ tìm hiểu bài mới vận dụng các kiểm tra kỹ năng có liên quan để tìm hiểu bài mới; luyện tập đọc, nghe, nói, viết cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau. Do vậy cũng không cần thiết yêu cầu học sinh lên bảng để trả lời.

- Chia lớp thành nhóm cùng thảo luận một vấn đề bằng hình thức chất vấn lẫn nhau.

- Chất vấn lẫn nhau là thói quen của tuổi trẻ, thường đặt ra nhiều câu hỏi nhằm dồn đối phương vào thế bí. Có thể tận dụng tính cách này đề kiểm tra lại kiến thức bài cũ.

b.Kiểm tra viết:

- GV cần chú trọng việc trả bài cho các em, bởi qua công tác trả bài chu đáo sẽ giúp các em điều chỉnh thiếu sót trong bài làm của mình. GV cần có những lời phê mang tính động viên khuyến khích, tránh những lời phê làm các em mất đi hứng thú học tập hoặc làm thui chột sự sáng tạo của các em.

- Qua mỗi lần kiểm tra đánh giá cần xem xét sự tiến bộ của các em, trân trọng sự tiến bộ đó dù là rất nhỏ. Đặc biệt, chú trọng việc động viên khích lệ qua mỗi lần các em được kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN ỞTRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w