Mô hình nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE như đã cập tại mục 3.3.1 bao gồm biến phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát.
- Biến phụ thuộc trong 2 mô hình nghiên cứu đều là dòng tiền hoạt động kinh doanh (OCF), đo lường bởi tỷ lệ dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu , được tiếp cận thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhvới công thức tính như sau:
- Biến độc lập của mô hình thứ nhất là quản trị vốn lưu động (WCM), đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động, hay còn gọi là chu kỳ tiền trong sản xuất kinh doanh, với 3 thành phần cấu thành theo phương trình sau:
Trong đó:
- Biến độc lập của mô hình thứ hai là thời gian luân chuyển tồn kho (ID), thể hiện hiệu quả quản trị tồn kho trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Biến độc lập của mô hình thứ ba là thời gian thu tiền bán hàng (RD), thể hiện hiệu quả quản trị các khoản phải thu do quyết định bán chịu trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Biến độc lập của mô hình thứ tư là thời gian trả tiền bán hàng (PD), thể hiện hiệu quả quản trị các khoản phải trả do quyết định mua chịu trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các biến độc lập được tiếp cận trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính và tài liệu khác ngoài báo cáo tài chính, số ngày quy ước của một năm được tính chẵn là 360 ngày.
- Biến kiểm soát trong các mô hình nghiên cứu của đề tài là quy mô doanh nghiệp (SIZE) ,khả năng tăng trưởng (GROWTH),tỷ số nợ (LEV) và hệ số thanh khoản( LIQ) trong đó: quy mô doanh nghiệp được đo lường bởi logarit của tổng tài sản, khả năng tăng trưởng được đo lường bởi tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu thuần, tỷ số nợ trên cho tổng tài sản, tính thanh khoản được đo bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn . Các thông tin này được tiếp cận dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.