Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng sản phẩm sữa TH True Milk trong nền kinh tế số (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY CP SỮA TH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

3.2.3.Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi cung ứng

Hiện tại công ty đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP R12 giai đoạn đầu nên mới chỉ kiểm soát và giảm thiểu thủ tục giấy tờ và quản lý hệ thống tồn kho bán hàng.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ giải thiểu tối đa chi phí hệ thống và chi phí vận tải TH True Milk nên nhanh chóng triển khai tiếp ERP R12 giai đoạn tiếp theo nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí hệ thống (Hệ thống ERP tính luôn chi phí vận tải căn cứ vào khối lượng trên đơn hàng).

Ứng dụng RFID vào quản lý chuỗi cung ứng: công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - nhận dạng tần số sóng vô tuyến) được các nhà quản trị xem là một giải pháp hữu ích trong việc quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi cung ứng giúp các doanh nghiệp giải quyết tốt việc lên kế hoạch sản xuất, mua hàng, tồn kho, quản lý kho, giao và vận chuyển hàng hóa…, ứng dụng công nghệ vào quản lý này giúp giảm lượng hàng tồn kho xuống còn 520%, giúp doanh

nghiệp nâng cao năng suất lao động 15-40%. Chi phí chuỗi cung ứng chiếm 30-60% giá bán của các sản phẩm hàng tiêu dùng. Do vậy, việc sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ góp phần làm giảm chi phí hoạt động của các doanh nghiệp.

Ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp (SCM) vào TH. Quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain) được định nghĩa là quá trình từ lúc doanh nghiệp tìm kiếm, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất/chế biến ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Nói chung hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM là tập hợp các công cụ quản lý các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng. Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là đề cập đến một loạt các công cụ được thiết kế để kiểm soát quá trình kinh doanh, thực hiện các giao dịch cung cấp nguyên liệu/hàng hóa theo chuỗi, và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Các chức năng của phần mềm SCM là rất đa dạng tùy theo nhu cầu ứng dụng theo đặc thù hoạt động của của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể kể ra các tính năng thông thường bao gồm: thực hiện đơn đặt hàng (order fullfilment), vận chuyển (shipping/TMS), kiểm kê hàng tồn kho (inventory), Hệ thống quản lý kho (warehouse Management System - WMS), quản lý nguồn cung ứng (supplier sourcing).

Một số phần mềm SCM được trang bị chức năng tiên tiến. Ví dụ chức năng dự báo thị trường giúp các công ty kiểm soát được các biến động về nguồn cung cầu bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp, chức năng phân tích tiêu thụ (consumption analysis) để đánh giá khách hàng qua lịch sử giao dịch mua bán... Phần mềm chuỗi cung ứng nếu được triển khai thành công sẽ một bộ công cụ vô giá cho công ty trong việc tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và lập kế hoạch cho tương lai. Công ty cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý online) và hoàn thiện hệ thống đánh giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phố.

KẾT LUẬN

Trên đây tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH theo xu hướng của nền kinh tế kỹ thuật số. Phát triển chuỗi cung ứng trong nền kinh tế kĩ thuật số là một công việc khó khăn, tốn kém về tiền bạc và thời gian, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ và bền bỉ của lãnh đạo công ty và sự cố gắng của toàn bộ nhân viên trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.

Để thực hiện được điều này công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, các ưu điểm, nhược điểm của công ty bằng những đánh giá vi mô và vĩ mô, đồng thời tìm ra những giải pháp phát triển chuỗi cung ứng mang lại cả hiệu quả kinh tế và sức mạnh tinh thần công ty. Chuỗi cung ứng áp dụng kỹ thuật số sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho công ty trên thị trường. Phát triển bắt đầu từ việc phát triển sản phẩm mới, marketing/ bán hàng, sản xuất, phân phối và dịch vụ theo xu hướng CMCN 4.0. Việc này đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp một cách đồng bộ của các bộ phận trong chuỗi.

Đối với các công ty Việt Nam nói chung, chuỗi cung ứng có vai trò rất to lớn, bởi không chỉ giải quyết cả đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả mà còn mang lại những giá trị vô hình cho doanh nghiệp. Nhờ có thể tối ưu hóa bằng các ứng dụng công nghệ kĩ thuật số chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp đã bước đầu gặt hái thành công lớn nhờ biết áp dụng giải pháp, công nghệ, kĩ thuật số thích hợp, nhưng cũng có những doanh nghiệp tụt hậu lại phía sau do những tư duy, tư tưởng bảo thủ, không tiếp thu hoặc ứng dụng một cách không đúng công nghệ kĩ thuật. Nền kinh tế số đang đóng vai trò then chốt trong việc phát triển chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng sản phẩm sữa TH True Milk trong nền kinh tế số (Trang 36 - 39)