Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng sản phẩm sữa TH True Milk trong nền kinh tế số (Trang 33)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY CP SỮA TH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

3.2.1.Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng

Vì quản trị chuỗi cung ứng là kiểm soát tối ưu hóa hoạt động của công ty từ khâu đầu tiên là nhận đơn hàng đến khâu cuối cùng là phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng nên nó là một thể thống nhất hoàn chỉnh. Các bộ phận và mắt xích trong chuỗi gắn kết nhịp nhàng và hỗ trợ cho nhau, vì vậy việc kết nối các mắt xích là một vấn đề quan trọng cần phải thực hiện để chuỗi có thể hoạt động một cách suôn sẻ. Một số giải pháp cần có để kết nối các bộ phận như sau:

- Chuỗi cung ứng cần có một người lãnh đạo - nhà quản lý chuỗi toàn thời gian, chịu trách nhiệm chung toàn chuỗi. Cần phải có một người chịu trách nhiệm đối với sự thành công của chuỗi và đảm bảo tất cả các công việc đều được thực hiện. Người này phải có quyền ra quyết định và thực thi những quyết định đó. Nếu có sự giám sát của ban ban lãnh đạo mà nhà quản lý chuỗi báo cáo kết quả thì rất tốt. Nhưng ban lãnh đạo này lại không thể ra quyết định tại thời điểm cần thiết. Nếu không có ai giữ vai trò này thì quá trình thực hiện và chi phí thực hiện chuỗi sẽ phản ánh vấn đề cụ thể đó. Hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ không nhịp nhàng, hiệu quả thấp và chi phí phát sinh sẽ rất cao.

- Xác định mục tiêu có thể lượng hóa và không chồng chéo lên nhau. Điều này cần thiết để có thể hoàn thành mục đích hay sứ mạng của chuỗi. Nhất thiết phải xác định mục tiêu của Công ty một cách cụ thể để những người được giao trách nhiệm biết chúng ta kỳ vọng điều gì ở họ. Cũng cần đảm bảo những mục tiêu không chồng chéo lên nhau vì điều đó sẽ gây ra sự mất kiểm soát và mâu thuẫn giữa các bộ phận tham gia khi được giao trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu chồng chéo này.

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng sản phẩm sữa TH True Milk trong nền kinh tế số (Trang 33)