* Dạng bài tập bảng số liệu
- Yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu, tìm nguyên nhân mà chủ yếu xoay quanh vấn đề địa đới hay phi địa đới.
- Để giải quyết được vấn đề, học sinh cần nắm được yếu tố nào là tính địa đới chi phối, yếu tố nào là yếu tố phi địa đới chi phối.
- Khi phân tích bảng số liệu học sinh cần lưu ý các số liệu đặc biệt, cả quá trình theo hàng nganh, dọc.
Ví dụ 1: Dựa vào bảng số liệu sau, cho biết những vĩ độ nào có tính dị thường về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt? Tại sao?
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT THEO VĨ ĐỘ (Đơn vị : 0C) Vĩ độ 00 200 300 400 500 600 700 Nhiệt độ trung bình năm 25,4 25,0 20,0 14,0 5,4 -0,6 -10,4 Biên độ nhiệt 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29 32,2 Gợi ý
- Nhiệt độ trung bình ở vĩ độ 20o gần như ở xích đạo, chứng tỏ lượng bức xạ nhận được tương đương nhau. Từ vĩ độ 50o trở đi, nhiệt độ trung bình giảm đột ngột do bị mất nhiều nhiệt vào mùa đông.
- Biên độ nhiệt tăng bất thường ở vĩ độ 30o và 50o, do sự tăng lên của diện tích lục địa và hoạt động của các khối khí theo mùa.
- Ở các vĩ độ ôn đới (30 - 60o), chênh lệch góc nhập xạ cao nhất và thấp nhất hầu như không đổi, nhưng biên độ nhiệt vẫn tăng, vì mùa đông có góc nhập xạ nhỏ, cân bằng bức xạ âm. Mùa đông càng lạnh, biên độ nhiệt càng lớn.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM Ở CÁC VĨ ĐỘ Ở BCB VÀ BCN
Vĩ độ (0) Bán cầu Bắc (0C) Bán cầu Nam (0C)
0 0 0 10 0,7 1,6 20 5,5 5,2 30 13,1 7,6 40 19,3 6,5 50 25,8 5,4 60 30,4 11,2 70 34,1 9,5 80 35,2 28,7 90 36,0 35,0
Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt.
Gợi ý
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt trong năm càng lớn vì chênh lệch góc nhập xạ và độ dài ngày đêm trong năm càng lớn.
- Cùng một vĩ độ, biên độ nhiệt có sự khác nhau giữa bán cầu bắc và bán cầu nam do tương quan tỉ lệ lục địa - đại dương giữa hai bán cầu khác nhau. Tỉ lệ này càng lớn, biên độ nhiệt càng cao và ngược lại.
- Từ 00 đến 300, cả 2 bán cầu diện tích lục địa đều tăng lên nên biên độ nhiệt tăng, bán cầu Bắc có biên độ nhiệt tăng hơn vì diện tích lục địa lớn hơn.
- Từ 300 đến 500 Bắc và Nam, diện tích lục địa ở bán cầu Nam giảm nhanh đến mức không còn nên biên độ nhiệt không những không tăng mà còn giảm.
- Từ 500 đến 700 Bắc và Nam, ở bán cầu bắc do diện tích lục địa tăng tới mức cao nhất nên biên độ nhiệt tiếp tục tăng. Nam bán cầu biên độ nhiệt tăng nhanh hơn do xuất hiện các đảo và bán đảo ở lục địa Nam Cực.
- Từ 700 đến 900 Bắc và nam, biên độ nhiệt ở cả 2 bán cầu đều đạt tới mức cực đại do sự chênh lệch ngày - đêm và góc chiếu sáng giữa 2 mùa ở vùng cực rất lớn. Tuy nhiên, biên độ nhiệt ở bán cầu Nam cao là do xuất hiện lục địa Nam Cực, trong khi bán cầu Bắc là Bắc Băng Dương.
- Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích sự phân bố mưa trên thế giới.
SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT
Bán cầu Bắc Bán cầu Nam
Vĩ độ Lượng mưa (mm) Vĩ độ Lượng mưa (mm) 0 – 10o 1677 0 – 10o 1872 10 – 20o 763 10 – 20o 1110 20 – 30o 513 20 – 30o 607 30 – 40o 501 30 – 40o 564 40 – 50o 561 40 – 50o 868 50 – 60o 510 50 – 60o 976 60 – 70o 340 60 – 90o 100 70 – 80o 194 Hướng dẫn: a) Nhận xét:
- Lượng mưa có sự khác nhau theo vĩ độ, theo bán cầu Bắc và Nam. - Từ 0 - 20o: Lượng mưa nhiều nhất, đặc biệt là từ 0 - 10o.
- Từ 20 - 40o: Lượng mưa tương đối ít, nhất là từ 20 - 30o. - Từ 40 - 60o: Lượng mưa nhiều.
- Từ 60 - 90o: Mưa rất ít.
- Từ 0 - 60o: Lượng mưa ở bán cầu Nam nhiều hơn ở bán cầu Bắc. - Từ 60 - 90o: Lượng mưa ở bán cầu Bắc nhiều hơn ở bán cầu Nam. b) Giải thích:
- Lượng mưa có sự khác nhau trên Trái Đất, do sự phân bố mưa trên thế giới chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau (khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình); mỗi nhân tố này tác động khác nhau ở mỗi địa điểm trên Trái Đất.
- Từ 0 - 20o: Mưa nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao, có nhiều đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.
- Từ 20 - 40o: Mưa ít, do áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn. - Từ 40 - 60o: Mưa trung bình, do áp thấp, gió Tây ôn đới thổi biển vào.
- Từ 60 - 90o: Mưa ít nhất, do áp cao, nhiệt đọ rất thấp, nước không bốc hơi lên được.
- Từ 0 - 60o: Nửa cầu Nam mưa nhiều hơn vì có diện tích đại dương lớn hơn lục địa, nửa cầu Bắc mưa ít hơn do có diện tích lục địa lớn.
- Từ 60 - 90o, nửa cầu Nam là lục địa Nam Cực, mưa ít hơn; nửa cầu Bắc là Bắc Băng Dương, mưa nhiều hơn.
* Dạng bài tập tính toán:
Bài tập 1:Quan sát hình vẽ sau, cho biết đây là loại gió gì? Xác định nhiệt độ không khí tại chân sườn núi khuất gió.
2500m
260C
Gợi ý
-Xác định loại gió: Gió phơn.
- Xác định nhiệt độ không khí tại chân sườn núi khuất gió:
+ Nhiệt độ không khí tại đỉnh núi: 260C – (0,60C x 2500)/100 = 110C. + Nhiệt độ không khí tại chân sườn khuất gió: 110C + (2500/100) = 360C.
Bài tập 2: Cho biết: Sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao đã gây ra hiện tượng chênh lệch nhiệt độ giữa chân và đỉnh của một địa hình là 1,80C.
- Hãy tìm độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của địa hình này.
- Khí áp ở chân địa hình thường xuyên đo được là 710 mmHg. Vậy khí áp ở đỉnh địa hình này là bao nhiêu, biết rằng cứ lên cao 100m khí áp giảm 10 mmHg?
- Tính độ cao tương đối của địa hình:
+ Trong tầng đối lưu càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, giảm 0,60C.
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa chân núi và đỉnh là 1,80C nên độ cao tương đối của địa hình này sẽ là: (100 x 1,8)/0,6 = 300 (m)
- Tính khí áp ở đỉnh địa hình:
+ Càng lên cao không khí càng loãng, nên sức nén càng nhỏ và khí áp giảm, trung bình 10 mmHg/100m.
+ Chênh lệch độ cao giữa chân và đỉnh địa hình là 300 m, nghĩa là từ chân lên đỉnh đồi khí áp giảm 30 mmHg. Vậy, khí áp ở đỉnh là: 710 - 30 = 680 mmHg.
- Tính độ cao tuyệt đối của địa hình:
+ Trên mặt biển khí áp trung bình đo được là 760 mmHg. Khí áp ở chân địa hình là 710 mmHg, chênh nhau 50 mmHg. Lên cao 100m, khí áp giảm 10 mmHg, nên độ chênh cao giữa chân địa hình và mực nước biển là: (50 x 100)/10 = 500 (m)
+ Suy ra độ cao tuyệt đối của địa hình này là: 500 + 300= 800 (m)
PHẦN III: KẾT LUẬN
Quy luật địa lí là một chuyên đề hay nhưng có nhiều nội dung khó, đòi hỏi giáo viên và học sinh nghiên cứu kỹ trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi các cấp. Để có được kết quả cao nhất về chuyên đề này, giáo viên và học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản (kiến thức nền), rồi vận dụng kiến thức nền đó để ôn tập và luyện đề. Kết hợp hiệu quả các phương tiện, phương pháp dạy và học phù hợp, cùng với củng cố, khắc sâu các dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến chuyên đề sẽ có được kết quả cao nhất.
Chuyên đề “Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí” của tôi đã làm nổi bật được ba vấn đề cơ bản:
- Khái quát được các kiến thức cơ bản về một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới. Có sự liên hệ với thưc tiễn ở Việt Nam và địa phương.
- Đề xuất được một số phương tiện và phương pháp giảng dạy để giáo viên và học sinh có cách tiếp cận vấn đề tốt nhất.
- Đề xuất được một số dạng câu hỏi và bài tập cho chuyên đề, hướng dẫn cách khai thác và định hướng trả lời.
Tác giả chuyên đề có một số kiến nghị và đề xuất như sau:
- Các trường tham dự Hội thảo khoa học khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ có những đánh giá chi tiết, sâu sắc để các chuyên đề tham gia Hội thảo có chất lượng tốt nhất.
- Trong Hội thảo đóng góp, bổ sung cho chuyên đề của các trường để giáo viên các trường có dịp đánh giá lại kĩ năng viết và giảng dạy các chuyên đề. Nhất là các trường có ít giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Các phương pháp giảng dạy của mỗi trường, mỗi giáo viên áp dụng là khác nhau, do đó cần vận dụng một cách linh hoạt, không dập khuân. Các trường có kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm cao, đóng góp ý kiến về cách thức tổ chức ôn tập chuyên đề một cách hiệu quả đề các giáo viên khác trao đổi, học hỏi.
Kiến thức và kĩ năng Địa lí là cả một biển lớn, cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng, bền bỉ, lâu dài, không phải một thời gian ngắn là có thể lĩnh hội hết được. Do đó, chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót, cả về nội dung và hình thức trình bày. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo của các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ để chúng ta có được chuyên đề hoàn thiện nhất. Trân trọng cảm ơn.