Phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu chuyên đề một số quy luật của lớp vỏ địa lí (Trang 25)

Để dạy và học chuyên đề các quy luật địa lí có hiệu quả hơn, giáo viên cần khai thác tối đa các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp dạy học; có sự kết hợp cả các phương pháp truyền thống và hiện đại, có thể ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học từng phần kiến thức.

Cách thức khai thác hiệu quả nhất: Dạy nền thật chắc chắn, học sinh cần nắm chắc các kiến thức cơ bản, sau đó luyện tập với các dạng bài tập khác nhau. Thực tế với kinh nghiệm bản thân tỉ lệ thời gian phân phối cho chuyên đề là 2:1:1 (2 phần kiến thức nền, 1 phần bài tập, 1 phần luyện đề).

Một số phương pháp dạy học có thể áp dụng:

2.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở

Đàm thoại gợi mở là một phương pháp truyền thống, sử dụng tương đối phổ biến trong các trường. Để có được hiẹu quả cao, giáo viên nên chuẩn bị câu hỏi lớn cho học sinh. Trong đó có một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo ra sự liên hệ với câu hỏi lớn. Khi học sinh tìm hiểu, giáo viên nên đưa ra các gợi ý nhỏ cho học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc nhất.

2.2. Phương pháp dạy học theo nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận...) theo các nhóm nhỏ. Phương pháp này sẽ khuyến kích học sinh trao đổi và biết cách làm hợp tác với người khác để học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập. Đây còn là một cách để học tập cách định hướng bài làm, sử dụng phương tiện để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là cần nhiều thời gian để học sinh tìm hiểu, do đó giáo viên cần kiểm soát được lượng thời gian trong khi giảng dạy.

2.3 Phương pháp đóng vai

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí sẽ khuyến khích học sinh nhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người có địa vị khác nhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống. Phương pháp này giúp học sinh tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cận quan điểm của người khác. Mặt khác khi tham gia đóng vai học sinh phải thể hiện diễn xuất của mình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩa, óc tưởng tượng, sáng tạo của học sinh đã tạo cho người học cảm xúc. Ví dụ khi dạy về phần

ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, giáo viên có thể cho học sinh đóng vai:

- B1: Giáo viên phân vai: Nếu em là giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường của một tỉnh, có một doanh nghiệp muốn làm một công trình thủy điện trên một dòng sông ở tỉnh, em sẽ cần nghe doanh nghiệp đó trình bày về những vấn đề gì?

- B2: Giáo viên gọi học sinh trình bày ý kiến của mình - B3: Học sinh khác phản biện

- B4: Giáo viên chuẩn kiến thức

2.4. Phương pháp động não

Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

Cách sử dụng phương pháp động não như sau: Giáo viên đưa chủ đề cần tìm hiểu. Khích lệ học sinh phát biểu và đưa ra ý kiến của mình để tìm ra các ý nhỏ bổ sung cho chủ đề chính. Với mỗi ý kiến của học sinh, giáo viên cho học sinh ghi ra giấy, sử dụng máy chiếu vật thể để cho các học sinh khác cùng xem xét và sửa chữa.

2.5. Phương pháp thực địa

Thực địa là một phương pháp dạy học truyền thống không thể thiếu trong môn địa lí. Đây là một hình thức học xóa đi sự nhàm chán trong các giờ học trên lớp. Thực địa sẽ giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức lí thuyết trên lớp với thực tế cuộc sống, củng cố khắc sâu kiến thức, phát triển tình yêu quê hương đất nước trong mỗi học sinh.

Đối với học sinh trường THPT chuyên có thể gắn kết với các chuyến trải nghiệm sáng tạo cùng các lớp học để nâng cao hiểu biết về biểu hiện của quy luật địa lí ở Việt Nam. Ví dụ trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, leo Phan xi Păng để thấy sự phân hóa theo độ cao của các thành phần tự nhiên.

2.6. Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học

Đây là mô hình trường học mới được áp dụng ở nước ta, bước đầu triển khai với cấp THPT. Mô hình VNEN kích thiwchs được học sinh trong việc chủ động tìm hiểu và khai thác kiến thức, tự tìm hiểu những kiến thức mình cần, đồng thời phát huy được nhiều năng lực của học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh giỏi học đội tuyển ở các trường THPT chuyên. Tuy nhiên, giáo viên cần vận dụng linh hoạt mô hình VNEN trong giảng dạy.

Chương 3: Một số dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến chuyên đề 1. Câu hỏi và bài tập dạng trình bày

Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, dễ làm nhất vì yêu cầu của câu hỏi là trình bày một vấn đề về quy luật địa lí. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thì hoàn toàn có thể làm tốt câu hỏi này. Lưu ý học sinh khi viết cần mạch lạc, đi trực tiếp vào vấn đề, không vòng vo, lạc định hướng trả lời.

Ví dụ 1: Thế nào là quy luật địa đới? Nguyên nhân tạo ra quy luật địa đới là gì?

Gợi ý - Khái niệm:

Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Nguyên nhân:

Dạng cầu của Trái đất làm cho góc chiếu của tia sáng Mặt trời tới bề mặt đất thay đổi từ xích đạo về hai cực, vì vậy lượng bức xạ Mặt trời mà mặt đất nhận được cũng thay đổi theo.

Bức xạ Mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Vì thế, sự phân bố theo đới của lượng bức xạ Mặt trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần cảnh quan địa lý trên Trái đất.

Ví dụ 2: Quy luật địa đới được thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất như thế nào?

Gợi ý

- Chế độ nước sông ngòi phản ánh tính địa đới thông qua ngồn cung cấp nước ở các vành đai như sau:

+ Ở vành đai xích đạo: Dòng chảy sông suối nhiều nước quanh năm, phản ánh đúng chế độ mưa lớn và quanh năm ở xích đạo.

+ Ở vành đai nhiệt đới: Có một mùa mưa và một mùa khô nên sông ngòi tuy có dòng chảy thường xuyên quanh năm, nhưng thủy chế lại theo mùa: có một mùa kiệt và một mùa lũ.

+ Ở cận nhiệt đới: Tính địa đới phản ánh rõ ở bờ tây các lục địa. Sông ngòi đầy nước vào thu đông, cạn nước vào hè thu, tương ứng với chế độ mưa của kiểu khí hậu địa trung hải.

+ Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa bắc lục địa Âu - Á và Bắc Mĩ, vào mùa đông nước sông đóng băng ở các vùng băng giá, sang xuân và đầu hạ có lũ do tuyết tan.

+ Ở cực nước sông ở thể rắn.

- Quy luật địa đới thể hiện ở nguồn cung cấp nước: Càng gần xích đạo, lượng nước do mưa cung cấp càng lớn; càng gần cực, lượng nước do băng tuyết tan cung cấp càng lớn.

Ví dụ 3: Những biểu hiện nào chứng tỏ địa hình mang tính địa đới?

Gợi ý

- Ở vùng nhiệt đới ẩm ướt: Phong hóa hóa học là chủ yếu, vai trò hình thành địa hình của dòng nước đóng vai trò quan trọng, điển hình là địa hình thung lũng sông.

- Ở vùng khí hậu khô khan: Quá trình phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình thành các dạng địa hình do gió (cồn cát, nấm đá).

- Ở vùng khí hậu băng giá, lạnh: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, vai trò hình thành địa hình do băng hà (dạng địa hình điển hình như đá lưng cừu, hồ băng hà…).

Ví dụ 4: Quy luật địa đới và phi địa đới có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Gợi ý

- Tính địa đới bị biến dạng do tác động của tính phi địa đới: Mỗi đới có các địa ô và đai cao chịu sự quy định của đặc điểm chung đới đó. Ví dụ: Các kiểu khí hậu của nhiệt đới đều có những đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa của nhiệt đới, khác với kiểu khí hậu địa trung hải của cận nhiệt đới...

- Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng rẽ mà diễn ra một cách đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ yếu trong từng trường hợp cụ thể, chi phối chiều hướng phát triển của tự nhiên.

Bài tập cho học sinh tự luyện tập:

Bài tập 1: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Bài tập 2: Trình bày biểu hiện của quy luật đai cao ở nước ta. Bài tập 3: Trình biểu hiện của quy luật địa ô ở nước ta.

Bài tập 4: Biểu hiện của quy luật địa đới ở nước ta như thế nào.

2. Câu hỏi và bài tập dạng so sánh

Đây là dạng câu hỏi tương đối khó, đối với dạng này, cần đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác.

- Biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ sót ý.

- Biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức theo các tiêu chí, lấp đầy các tiêu chí so sánh.

Các bước thự hiện:

- Bước thứ nhất: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh.

- Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí đểso sánh.

- Bước thứ ba: "Lấp đầy" các tiêu chí bằng kiến thức đã học.

Gợi ý

Tiêu chí so sánh: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật.

* Giống nhau: Đều là quy luật phi địa đới.

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

* Khác nhau: - Khái niệm

+ Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.

+ Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo địa hình.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân tạo ra quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây: Càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo kinh tuyến.

+ Nguyên nhân tạo nên các đai cao là sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng maư ở miền núi.

- Biểu hiện:

+ Biểu hiện của quy luật địa ô: Sự thay đổi của kiểu thảm thực vật theo kinh độ là biểu hiện rõ nét nhất của quy luật địa ô.

+ Biểu hiện rõ nét nhất của quy luật đai cao là sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình.

Ví dụ 2: So sánh sự khác nhau giữa giảm nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí và theo độ cao trên Trái Đất.

Gợi ý

Tiêu chí so sánh: Tốc độ giảm nhiệt, quá trình giảm nhiệt, nguyên nhân giảm nhiệt - Tốc độ giảm nhiệt độ không khí theo độ cao nhanh hơn theo vĩ độ (lên cao 100m, trung bình nhiệt độ giảm 0,6oC; cao hơn nhiệt độ trung bình giảm theo 1o vĩ).

- Quá trình giảm nhiệt độ:

+ Theo độ cao: Nhiệt độ diễn ra đồng nhất, không bị gián đoạn.

+ Theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí giảm không liên tục và không đồng nhất. - Nguyên nhân giảm nhiệt độ:

+ Theo độ cao: Nhiệt độ không khí thay đổi phụ thuộc vào bức xạ mặt đất (càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất giảm) và độ bụi, hơi nước trong không khí (không khí càng lên cao, càng trong sạch hơn nên hấp thụ nhiệt kém hơn).

+ Theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí thay đổi phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và tính chất bề mặt đệm (lục địa hay đại dương, băng tuyết...).

Ví dụ 3: So sánh sự khác nhau giữa quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Gợi ý

Tiêu chí so sánh: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa

Học sinh làm bài theo các tiêu chí trên, dùng kiến thức lấp đầy các tiêu chí.

Bài tập cho học sinh luyện tập:

Bài tập 1: Phân biệt lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí. Lớp vỏ nào có trước? Tại sao?

Bài tập 2: Sự phân bố các thảm thực vật từ xích đạo về hai cực có giống với sự phân bố các đai cao thực vật từ chân núi lên đỉnh núi không? Tại sao?

3. Câu hỏi và bài tập dạng giải thích

Đây là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí.

Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải:

- Nắm vững kiến thức cơ bản về quy luật và các thành phần tự nhiên.

- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi. Các hiện tượng địa lí luôn có các mối liên hệ qua lại với nhau, trong đó có mối liên hệ nhân quả.

- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng để tìm ra nguyên nhân. Đây là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trong quá trình ôn tập và làm bài.

Các câu hỏi giải thích phần quy luật thường là các câu hỏi không có mẫu, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác sau:

- Bước thứ nhất: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích cái gì. Việc đọc kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho học sinh có được định hướng trả lời.

- Bước thứ hai: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp học sinh có được một dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời.

- Bước thứ ba: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.

Ví dụ 1: Tại sao nói lớp vỏ địa lí mang tính tổng hợp và phát triển?

Gợi ý

- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Tính tổng hợp: Lớp vỏ địa lí bao gồm các lớp vỏ thành phần: khí quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển. Các lớp vỏ này xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Tính phát triển: Mỗi lớp vỏ có những quy luật vận động và phát triển riêng, nhưng vì chúng xâm nhập vào nhau nên sự vận động của từng lớp vỏ ảnh hưởng

Một phần của tài liệu chuyên đề một số quy luật của lớp vỏ địa lí (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w