Giải pháp xây dựng các danh sách dự án PPP tiềm năng và tăng cường thị trường phát điện cạnh tranh

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế khu vực những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư tư nhân theo hình thức PPP trong ngành điện ở việt nam (Trang 32 - 35)

trường phát điện cạnh tranh

2.1. Giải pháp nâng cao số dự án điện tiềm năng

Để nâng cao số dự án điện tiềm năng cần đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể đối một dự án PPP để căn cứ vào đó các nhà đầu tư có cơ sở đánh giá quyết định đầu tư. Dưới đây là danh mục nhằm thẩm định và lựa chọn dự án PPP:

Các tiêu chí thẩm định Có hay Không?

1.  Dự án có phải là ưu tiên rõ ràng của chính phủ hay không (được nêu trong kế hoạch phát triển quốc gia)? Những đánh giá ban đầu (kế hoạch ngân sách) cho thấy cơ quan của chính phủ có khả năng chi trả và thực hiện các khoản thanh toán cần thiết hoặc hỗ trợ cho dự án này trong toàn bộ vòng đời của nó hay không (7, 10, 15, 20+ năm)?

2. Dự án có đòi hỏi vốn đầu tư mới ở quy mô lớn (>25 triệu USD) không? a

3.  Dự án có đòi hỏi duy tu bảo dưỡng dài hạn, vận hành và/hoặc hiệu quả hoạt động có thể đo lường, và đổi mới định kỳ hay không?

4.  Phân tích ban đầu có cho thấy dự án khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường hay không?

5. Có các cơ cấu đổi mới nào khiến cho dự án được đảm bảo khả năng chi trả?

6.  Đã có quan hệ đối tác công–tư nào ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế được xây dựng trong ngành?

8.  Khu vực tư nhân yên tâm đến đâu khi đưa ra những giả định về những rủi ro liên quan đến dự án?   Nếu không, liệu có thể cơ cấu rủi ro sao cho một đối tác được tín nhiệm hoặc bản thân chính phủ có thể hỗ trợ dưới hình thức nào đó hay không?

9. Các dòng thu nhập có thể được xác định rõ ràng (từ phía chính phủ, trực tiếp từ người sử dụng của khu vực công, hoặc kết hợp cả hai) hay không?

10.  Hiệu quả hoạt động của dự án có thể được đo lường bằng những đầu ra rõ ràng và có thể lượng hoá cũng như có các chỉ tiêu chính về hiệu quả hoạt động hay không?

(ADB, 2012)

Đồng thời, nên khuyến khích các nhà đầu tư đưa ra dự án tiềm năng mà họ mong muốn tham và hạn chế việc áp đặt các hình thức thi công cũng như điều kiện dự án như vậy sẽ khiến nhà đầu tư thoải mái và thỏa sức phát triển khả năng sáng tạo chứ không rập theo khuôn mẫu.

2.2. Giải pháp tăng cường thị trường phát điện cạnh tranh

Tuy đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng theo Cục Điều tiết Điện lực, để thị trường phát điện cạnh tranh vận hành hiệu quả hơn, đặc biệt là khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) sẽ đi vào thí điểm trong thời gian tới, vẫn còn nhiều việc phải làm. Cụ thể, số lượng các nhà máy điện chưa tham gia vào thị trường vẫn còn nhiều, chiếm 55% tổng công suất toàn hệ thống; một số nhà máy điện mới tham gia thị trường điện, nên chưa hoàn chỉnh hệ thống Scada, dẫn đến tình trạng mất tín hiệu Scada kéo dài; hạ tầng CNTT phục vụ thị trường điện mới chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương đang nghiên cứu, ban hành cơ chế đưa các nhà máy thủy điện đa mục tiêu, các nhà máy điện thuộc khu công nghiệp bán sản lượng điện không sử dụng hết, nhà máy điện BOT… từng bước tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Ngoài ra, Cục Điều tiết

Điện lực cũng đang xây dựng các quy trình, bảo đảm hành lang pháp lý cho thị trường điện vận hành an toàn, tin cậy.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt Thiết kế tổng thể kết cấu hạ tầng CNTT phục vụ vận hành và giám sát hoạt động của VWEM. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã lập Đề án Kết cấu hạ tầng CNTT và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Đây là những cơ sở pháp lý cần thiết để các đơn vị triển khai thực hiện, nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... tham gia VWEM một cách hiệu quả. (Dantri, 2016)

Để đảm bảo nguồn vốn tự có, EVN và các doanh nghiệp đầu tư dự án điện phải có lợi nhuận trên cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư và tiết giảm chi phí trong sản xuất các nhà máy điện, giảm tổn thất trên lưới truyền tải và phân phối điện. Về phía Nhà nước cần ban hành chính sách giá điện hợp lý, minh bạch; ban hành khung giá điện công khai và thống nhất để tạo điều kiện tốt cho hoạt động của thị trường điện. Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng nhằm tạo thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Để đảm bảo nguồn vốn vay, Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, đặc biệt vốn ODA đa phương và song phương; các ngân hàng trong nước tiếp tục đồng hành thu xếp vốn cho các dự án nguồn và lưới điện nhằm tạo điều kiện cho EVN và ngành điện thực hiện tốt nhiệm vụ cung ưng điện. Các doanh nghiệp vay vốn phải tôn trọng các quy định về các hợp đồng vay trả vốn và lãi đúng kỳ hạn, giữ uy tín là khách hàng vay vốn

Thực hiện Nghị quyết TW3 khóa XI về tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1782/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) giai đoạn 2012- 2015”. Mục đích của đề án tái cơ cấu nhằm đảm bảo EVN có cơ cấu hợp lý tập trung vào lĩnh vực SXKD điện, nâng cao hiệu quả SXKD, cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ độc quyền nhằm góp phần đảm bảo cung ứng điện cho sự phát triển kinh tế xã hội. Để tạo sân chơi bình đẳng nhằm thu hút đầu tư dự án điện

và phát triển thị trường điện cạnh tranh cần xúc tiến ngay tái cơ cấu ngành điện, đặc biệt là EVN.

Từ kinh nghiệm ở một số nước cho thấy thực hiện tái cơ cấu và phát triển thị trường điện cạnh tranh là rất phức tạp. Tuy nhiên, chỉ có một thị trường điện cạnh tranh hoạt động hiệu quả, với cấu trúc ngành điện hợp lý mới thu hút đầu tư vào các dự án điện. (HTKHTT, 2018)

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế khu vực những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư tư nhân theo hình thức PPP trong ngành điện ở việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w