1.1. Đến từ phía Chính phủ và các cơ quan Nhà nước
Trong việc kiểm soát các tình trạng bất bình đẳng giữa 2 bên - Doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước hiện đang còn tồn tại. Chính phủ cần tăng cường rà soát, kiểm tra tình hình các dự án PPP và xử lý quyết liệt các khiếu nại hay phản hồi đến từ phía Doanh nghiệp tư nhân. Có các mức phạt tương đương với mức độ vi phạm đến từ các cá nhân trong cơ quan Nhà nước. Điều này càng thúc đẩy Chính phủ ban hành một bộ luật dành riêng cho PPP.
Việc các hoạt động đầu tư chịu sự điều chỉnh của quá nhiều các bộ luật khác nhau dẫn đến việc triển khai các dự án PPP trở nên khó khăn. Chính phủ cần điều chỉnh các bộ luật này. Đầu tiên để bản thân các bộ luật này không mâu thuẫn với nhau. Thứ 2 điều chỉnh và sửa đổi để chúng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trở ngại về rủi ro giữa Nhà nước và các Doanh nghiệp tư nhân phân bố không đều. Đầu tư vốn lớn nhưng lại bị hạn chế quá nhiều cùng với sự điều chỉnh theo khuôn khổ của Nhà nước khiến cho Doanh nghiệp tư nhân chịu sự rủi ro rất lớn.Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế phân bổ rủi ro nhất quán và thống nhất giữa các lĩnh vực đầu tư khác nhau, qua đó cho phép nhà đầu tư có thể dự đoán được một cách tương đối chắc chắn về việc các rủi ro nào sẽ do Chính phủ chịu trách nhiệm.
Việc xây dựng Luật PPP được đông đảo doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo ra hành lang pháp lý thống nhất, minh bạch, thông thoáng, đủ sức hấp dẫn để để nhà đầu tư yên tâm tham gia các dự án PPP có vòng đời dài, nhiều rủi ro. Nhiều
chính sách mới dự kiến đưa vào Luật PPP sẽ làm thay đổi hẳn tư duy, cách thức làm dự án PPP đôi khi “ngược đời” như hiện nay. Ví dụ như cách lựa chọn dự án PPP, thay vì khi không thể bố trí được nguồn lực nhà nước mới chuyển sang làm PPP như hiện nay, thì sẽ chọn các dự án “ngon” nhất, khả thi nhất để ưu tiên làm PPP, nếu thị trường không quan tâm mới quay lại sử dụng vốn nhà nước. Hay thay vì quản lý dự án PPP theo đầu vào như hiện nay bằng cách áp đặt sẵn công trình, dịch vụ, thì chuyển sang quản lý theo đầu ra bằng cách đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn đầu ra của công trình, dịch vụ, để nhà đầu tư có sự chủ động, sáng tạo, chịu trách nhiệm trong việc triển khai và chấp nhận nguyên tắc thị trường, lời ăn lỗ chịu…
Đồng thời, nhiều nhóm chính sách sẽ giúp minh bạch, công khai tối đa quá trình lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện dự án PPP, đặc biệt là hợp đồng PPP. Khi toàn bộ quá trình được minh bạch, thì sẽ dần không còn chỗ cho những tiêu cực, thông thầu, và nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ yên tâm tham gia các cuộc thầu minh bạch, sòng phẳng.
Luật PPP được kỳ vọng sẽ tạo dựng một sân chơi bình đẳng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và đối tượng chịu tác động từ dự án. (BĐT6, 2018)
1.2. Đến từ phía môi trường
Lao động Việt Nam cần nâng cao trình độ để đáp ứng được các yêu cầu của các dự án PPP đặc biệt khi mà ngành điện có nhiều tính chất đặc thù. Nguồn nhân lực Việt Nam cần có thái độ nghiêm chỉnh, có ý thức tốt để đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án. Việc này sẽ làm tăng độ tin tưởng của các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nước ngoài, tăng sức hấp dẫn đối với các dự án PPP.
Về việc giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơ sở nhà máy, xí nghiệp. Bên cạnh việc Nhà nước kiểm soát, đánh giá kỹ lưỡng mức độ ảnh hưởng của dự án để cung cấp những nơi ở mới và đưa ra mức đền bù giải tỏa phù hợp cho
người dân từ đó nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và đồng thuận nhanh chóng của người dân. Điều hòa và cân bằng lợi ích giữa các bên để đảm bảo tiến độ của dự án.