Dạng câu hỏi trình bày hoặc phân tích

Một phần của tài liệu Chuyên đề địa lí ngành trồng trọt việt nam (Trang 30 - 33)

1.1. Yêu cầu

Dạng phân tích và trình bày (hay nói đơn giản là dạng câu hỏi thuộc bài) là dạng dễ nhất trong số các dạng câu hỏi lí thuyết và ít khi gặp trong đề thi học sinh giỏi quốc gia nhưng không đồng nghĩa với việc thí sinh có thể đạt điểm tối đa nếu rơi vào kiến thức phần trồng trọt. Đối với dạng này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK Địa lí 12. Đây là yêu cầu tối thiểu bởi một lí do đơn giản không học bài, không nắm được kiến thức cơ bản thì không nên tốn thời gian và cả công sức, tiền bạc vào việc thi cử.

- Tái hiện, sắp xếp (đôi khi cả chọn lọc) kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi. Điều này nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc.

1.2. Phân loại và cách giải

Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung. Khi cần kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh, người ta có thể đưa ra câu hỏi ở bất cứ nội dung nào trong bài đại lí ngành trồng trọt trong SGK Địa lí 12. Do vậy, ở đây không đặt vấn đề phân loại câu hỏi, có chăng chỉ là phân loại câu hỏi theo nội dung SGK, hoặc nội dung thể hiện trong Atlat.

Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các từ hoặc cụm từ như "trình bày", "phân tích","nêu" hoặc "như thế nào?", "thế nào?","gì?"...

Trả lời các câu hỏi thuộc dạng trình bày không theo một mẫu nhất định nào cả. Dù là dễ vì chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng không được chủ quan và nhất là không để mất điểm ở các câu hỏi thuộc bài. Việc giải các câu hỏi này, về nguyên tắc,cần được thực hiện theo các bước sau đây:

- Nhận dạng câu hỏi là bước đầu tiên cần phải làm. Việc nhận dạng ở đây khá dễ dàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên.

- Bước tiếp theo là tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi.

1.3. Câu hỏi áp dụng

Câu 1: Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây công nghiệp ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời: * Thuận lợi:

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn….

+ Có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi, đất phù sa ở đồng bằng.

+ Điều kiện KT - XH

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm. + Ngành công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. + Nhu cầu thị trường lớn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.

- Khó khăn:

+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt… + Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.

Câu 2: Trình bày tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm gần đây.

Hướng dẫn trả lời:

Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm gần đây: - Giá trị sản xuất của ngành (d/c)

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh (d/c).

- Năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân (d/c).

- Sản lượng lúa tăng mạnh (d/c).

- Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới (d/c).

- Bình quân lương thực có hạt trên đầu người hơn 470 kg/năm (d/c).

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm là trên 1000 kg/năm. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

* Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ nhất trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ.

* Đa dạng hóa tạo ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, môi trường. - Về kinh tế:

+ Đa dạng hóa nông nghiệp, góp phần đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt, phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

+ Đa dạng hóa nông nghiệp sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn. Tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp.

+ Khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi, giảm bớt sự bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Về xã hội: Cho phép sử dụng tốt hơn nguồn lao động, khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động. Góp phần phân bố lại dân cư lao động trong phạm vi cả nước.

- Về môi trường: Cho phép khai thác tốt hơn sự đa dạng, phong phú của TNTN, góp phần bảo vệ môi trường => cơ sở để phát triển bền vững.

Câu 4: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất lương thực ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời.

* Thuận lợi: - Đất đai:

+ Diện tích đất nông nghiệp 9,4 triệu ha; một diện tích rộng đất phù sa màu mỡ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng cho phép thâm canh cây lương thực mang lại năng suất cao.

+ Một số diện tích đất phèn, đất mặn (tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long) được cải tạo trở thành đất trồng lúa 2 - 3 vụ…

+ Diện tích đất trồng lương thực hoa màu (ngô, khoai, sắn…) có nhiều ở cả đồng bằng, trung du và miền núi.

- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt lượng dồi dào, số giờ nắng trong năm nhiều, cán cân bức xạ quanh năm dương. Về phía nam, có tính chất cận xích đạo rất thuận lợi cho trồng cây lương htực, đặc biệt là cây lúa nước.

- Nước: Nguồn nước dồi dào do lượng mưa trung bình năm lớn, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, hồ ao dày đặc khắp nơi…

- Các điều kiện tự nhiên khác: Đồng bằng bằng phẳng, diện tích rộng; ở miền núi có các đồng bằng giữa núi; vùng trung du và bán bình nguyên rộng, các bãi bồi ven sông có ở nhiều nơi…

- Một số diện tích đất xấu cần phải cải tạo; diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và có xu hướng gảim do phát triển đô thị hoá, công nghiệp hoá và cư trú.

- Nhiều thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão…) và sâu bệnh.

Câu 5: Phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp của nước ta

- Vai trò của cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt (Khai thác biểu đồ giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt)

+ Giá trị sản xuất cây công nghiệp không ngừng tăng trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng 7730 tỉ đồng (gấp 1,4 lần).

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt tuy còn thấp nhưng có xu hướng tăng dần(24% tăng lên 25,6%).

- Diện tích cây công nghiệp giai đoạn 2000 – 2007 (Khai thác biểu đồ diện tích trồng cây công nghiệpqua các năm)

+ Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm, tổng diện tích tăng 438 nghìn ha (gấp 1,2 lần), trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm.

+ Cơ cấu diện tích cây công nghiệp: Diện tích cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và có tỉ trọng tăng (65,1% lên 68,3%), diện tích cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm tương ứng (34,9% và 31,7%)

- Cà phê, cao su và điều là ba loại cây công nghiệp có diện tích và sản lượng lớn ở nước ta, đây cũng là những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị.

- Hiện nay, nước ta đã hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề địa lí ngành trồng trọt việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w