Phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Chuyên đề địa lí ngành trồng trọt việt nam (Trang 27 - 30)

2.1. Phương pháp dạy học

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang được đặt ra với tất cả các cấp học nhằm hướng người học đến khả năng tự đọc và tự học để chiếm lĩnh tri thức giải quyết các vấn đề học tập và liên quan. Đối với học sinh giỏi môn Địa lí cần thay đổi cách học một cách hiệu quả để đạt kết quả cao, đó chính là đổi mới về phương pháp.

Hiện nay các phương pháp truyền thống vẫn đang được thực hiện khá phổ biến, tuy nhiên trong chuyên đề ngành trồng trọt Việt Nam chúng tôi đưa vào một số phương pháp mới nhằm kích thích sự sáng tạo trong bộ môn và hơn thế hình thành năng lực chuyên biệt cho các em.

a. Phương pháp đàm thoại gợi mở

Đây là phương pháp được thực hiện như sau: Giáo viên soạn câu hỏi dưới dạng câu hỏi có nhiều ý nhỏ, các ý nhỏ có mối liên hệ với nhau yêu cầu học sinh trả lời liên tục dưới dạng đàm thoại để tổng hợp các ý kiến và chốt lại vấn đề cần giải quyết ở câu hỏi lớn. Đây là phương pháp sử dụng hiệu quả vì khi học sinh học phần địa lí ngành trông trọt giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày điều kiện, vai trò phát triển một loại cây trồng nào đo, hoặc thế mạnh nổi bật của giống cây đó tại địa phương.

Ví dụ: Khi giảng về vai trò cây công nghiệp giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi mở để gợi mở cho học sinh.

Bước 1: Giáo viên đưa ra câu hỏi “em hãy cho biết vai trò của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm”.

Bước 2: Giáo viên đưa ra gợi ý. Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa như thế nào(kinh tế, xã hội, môi trường)? Giáo viên gợi mở và cùng học sinh lấy từng ví dụ cụ thể.

Bước 3: Học sinh trả lời các câu hỏi gợi mở trên, giáo viên chốt kiến thức.

b. Phương pháp thảo luận nhóm

Đây là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập, thảo luận theo nhóm học sinh. Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích khuyến khích học sinh hợp tác để tìm ra vấn đề trên cơ sở trao đổi thông tin, kinh nghiệm học tập. Tuy nhiên, để thực hiện thành công phương án này giáo viên phải định hướng, giao nhiệm vụ rõ ràng và cần có đủ thời gian để các nhóm thảo luận và trình bày.

Ở phần địa lí ngành trồng trọt, khi dạy các nội dung hiện trạng phát triển và phân bố các loại cây trồng giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh nghiên cứu từng loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu và cây ăn quả, theo các tiêu chí: Vai trò, hiện trạng phát triển và phân bố.

c. Phương pháp đóng vai

Đây là phương pháp tạo ra sự hứng thú và kích thích tư duy cho học sinh, học sinh được đặt mình vào vị trí của những người khác nhau trong xã hội để giải quyết các tình huống thực tế. Trong phần trồng trọt học sinh sẽ đóng vai các nhà quản lý ngành nông nghiệp để đưa ra chiến lược phát triển cho ngành trên các điều kiện về tự nhiên.

Ví dụ: Nếu em là Bộ trưởng bổ Nông nghiệp, em sẽ làm gì để ngành trồng cây ăn quả nước ta phát triển.

Đây là phương pháp giáo viên sử dụng trong phần tổng kết nội dung, từ ví dụ trên cho ta thấy học sinh sẽ khái quát được các thế mạnh của cây ăn quả và khắc sâu được nội dung kiến thức đó. Tuy nhiên, giáo viên cần thống nhất các nội dung thuyết trình ngay từ đầu để các nhóm còn tranh luận.

d. Phương pháp động não

Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Các thực hiện phương pháp: giáo viên đưa ra nội dung cần tìm, kích thích học sinh tìm ra các ý để trả lời câu hỏi. Giáo viên là người

tổng hợp các ý học sinh đã tìm ra và chốt lại các ý cần phải trả lời trong câu hỏi. Phương pháp này có thể sử dụng ở hầu hết các nội dung trong phần địa trồng trọt.

Ví dụ:

Khi ôn tập về thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta:

- B1: GV có thể đưa ra câu hỏi: “Trong thời gian 1 phút em hãy đưa ra những thế mạnh nổi bật trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta”?

- B2: GV gọi HS trả lời nhanh, mỗi HS đưa ra một đáp án, GV ghi lại tất cả các đáp án đúng, đáp án sai.

- B3: Khi thời gian kết thúc, GV tổng kết kiến thức, đưa ra đáp án câu hỏi.

e. Phương pháp sơ đồ tư duy

Đây là phương pháp được hầu hết các em học sinh sử dụng nhằm hệ thống các kiến thức theo một logic của từng học sinh và giảm bớt thời gian ôn bài mà học sinh nhớ đủ các ý theo cấp độ từ khái quát đến chi tiết. Việc xây dựng sơ đồ tư duy thường theo một công thức chung nhưng với mỗi học sinh lại có các học khác nhau nên khó có một công thức cụ thể để các em áp dụng. Việc hướng dẫn học sinh mang tính khái quát nhất để các em vận dụng nó một cách đơn giản nhưng hiệu quả với chính từng học sinh. Để thực hiện được phương pháp này học sinh có thể làm theo các bước sau:

Thứ nhất, thiết lập được nội dung của bài sau đó xác định các nội dung chính. Trong bước này cần chú ý đến các nội dung của sách giáo khoa và tài liệu liên quan, sắp xếp các ý theo cấp độ, nội dung chính (từ khóa) trung tâm và các nội dung liên quan đến nội dung chính.

Thứ hai, vẽ nội dung chính trên nền giấy các em lựa chọn, có thể A3, hoặc A4 bắt đầu từ nội dung chính đã xác định.

Thứ ba, vẽ các ý phụ theo nội dung chính, đảm bảo sự liền mạch cho các nội dung. Điến bước này cần đảm bảo bố cục các nhánh được trải đền trên trang giấy chính. Sau đó học sinh hoàn thiện sơ đồ trên cơ sở bổ sung hình ảnh, bảng số liệu, để minh họa cho các nội dung vừa thực hiện.

f. Phương pháp phân tích bảng số liệu

Để thực hiện phương pháp này, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Không được bỏ sót các dữ liệu:

- Phân tích kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối. Trong trường hợp số liệu tuyệt đối cần xử lí tính toán số liệu trước khi phân tích.

- Tính toán số liệu theo hai hướng chính: theo cột dọc và theo hàng ngang. - Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể:

- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng, giữa các cột, các hàng. - Phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Một phần của tài liệu Chuyên đề địa lí ngành trồng trọt việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w