Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển Logisticsở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề án Chính sách thương mại: Hoàn thiện chính sách phát triển Logistics ở Việt nam (Trang 42 - 49)

1. Hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ Logistics

1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật – cơ sở pháp lý trong hoạt động Logistics

Về cơ sơ pháp lý những năm qua, nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách, do vậy tính đồng bộ thống nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ Logistics theo một chuẩn mực còn nhiều hạn chế. Luật Thương mại, cho đến nay vẫn chưa có một nghị định hướng dẫn thật tôàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động Logistics hay Luật Hàng hải, Luật cạnh tranh… cũng đều còn thiếu những Nghị định hướng dẫn như vậy. Các vấn đề tài chính, vận tải, thông quan, giao nhận ở các cảng hang không, cảng biển vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, gây trở ngại rất nhiều cho hoạt động Logistics

Về hành lang pháp lý, cho đến nay, Logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi(có hiệu lực ngày 1/1/2006) và có 8 quy định về dịch vụ Logistics(Điều 233 - Điều 240). Ngày 5/9/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 140 “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics”, nhưng do lĩnh vực bao phủ rộng, mang tính liên ngành nên theo nhiều chuyên gia, các văn bản vẫn còn sơ sài,chưa thể hiện hết hành lang pháp lý đối với một số lĩnh vực sôi động mang lại lợi nhuận lớn như Logistics.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, khung khổ pháp lý cũng như phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giữa các nước và trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực cũng là thách thức không nhỏ trên tiến trình hội nhập ngành dịch vụ Logistics.Ngay cả việc thi hành Luật cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng không được chú trọng bởi hiện có quá nhiều biểu hiện của việc kinh doanh không lành mạnh chưa được xử lý triệt để.

Vì vậy nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động Logistics, trước mắt cần nghiên cứu bổ sung và sửa đổi Luật Thương mại phần nội dung về dịch vụ Logistics. Từ đó sớm có được các văn bản hướng dẫ phù hợp

với thực tiễn hoạt động Lôgistics hiện nay, khi Việt Nam đã bước sang năm thứ bảy gia nhập WTO. Một hành lang pháp lý bao gồm các quy định pháp luật cụ thể rõ rang và minh bạch, sự quan tâm của Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng đào tạo…là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển. Điều này đòi hỏi cơ chế,chính sách về Lĩnh vực Logistics cần phải được nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện. Muốn vậy, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới(đặc biệt là Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc) là rất cần thiết. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế FDI, nhà nước, tư nhân thông qua các chính sách hỗ trợ và tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp nghành dịch vu Logistics của Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 cũng cần được triển khai thực hiện tốt hơn với việc hoàn thiện các văn bản chi tiết dưới Luật. Nghị định 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hang hải và Nghị định 57/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế hang hải hiện nay. Nghị định 87/2009 về kinh doanh vận tải đa phương thức ra đời thay thế Nghị định 125/2003/NĐ-CP đã phần nào phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn cần các văn bản hướng dẫ thực hiện cụ thể. Thực hiện có hiệu quả công ước quốc tế về hang hải mà Việt Nam đã gia nhập, các hiệp định của ASEAN và khu vực về vận tải và dịch vụ vận tải; tiếp tục xem xét gia nhập các công ước quốc tế về hang hải có liên quan là những nội dung quan trọng cần xem xét toàn diện tỷ mỉ trong thời gian tới.

Dịch vụ Logistics có thể phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp về các lĩnh vực liên quan đến luật giao thông đường bộ, thương mại điện tử hay chữ kí điện tử… vì vậy, để thúc đẩy dịch vụ Logistics phát triển, ngoài việc xây dựng và ban hành hệ thống các chính sách hỗ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển dịch vụ Logistics.

1.2 Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ và thống kê Logistics

Bên cạnh việc xây dựng hành lang pháp lí rõ rang, đảm bảo tính nhất quán thông thoáng và hợp lý, cần thay đổi và tiêu chuẩn hóa các quy định về cấp phép,

điều kiện kinh doanh, vận tải đa phương thức, thay đổi thói quan bán FOB mua CIF là suy yếu các công ty vận tải Việt Nam; bổ sung và hoàn thiện chế độ báo cáo, thống kê Logistics trong các doanh nghiệp và nên kinh tế quốc dân, đồng thời thống nhất hóa và tiêu chuẩn hóa tên hang và mã hang hóa. Các quy định hải quan về giấy phép NVOCC, đại lý khai quan, chứng từ xuất nhập khẩu phải phù hợp với thông lệ và khu vực; tăng cường ứng dụng công nghệ thônh tin trong Logistics…cần thực hiện ngiêm túc và theo quy trình thống nhất.

1.3 Cần thành lập một cơ quan chuyên quản lý hoạt động Logistics

Tất cả các lĩnh vực đều cần có một cơ quan quản lý giám định để tránh tình trạng phát triển tự phát, ồ ạt lhông theo quy tắc thị trường thậm chí làm tổn hại đến lợi ích quốc gia. Ngành dịch vụ Logistics cũng vậy, với tính chất liên ngành và chuỗi cung ứng, đòi hỏi sự phối hợp có hệ thống thì lại càng cần một cơ quan quản lý thống nhất. Bởi vậy, đã đến lúc, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… cần phải phối hợp đề nghị chính phủ thành lập ủy ban quản ký dịch vụ Logistics tong nền kinh tế quốc dân nhằm tạo tính minh bạch, hiệu quả và thông suốt cho hoạt động Logistics vì lợi ích của sự phát triển bền vững và tái cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam.

1.4 Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước và sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam (VLA) đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics

Khi gia nhập WTO, mọi hang rào bảo hộ của nhà nước nói chung và đối với ngành Logistics nói riêng sẽ được dỡ bỏ. Tuy nhiên, với thực tế phát triển của hầu hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam hiện nay, rất cần sự hỗ trợ của nhà nước và VLA về mặt thông tin, cơ chế, định hướng và xúc tiến cho sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

- Xúc tiến tìm hiểu thông tin về pháp luật ở nước ngoài để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, hỗ trợ thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh ở nước ngoài

- Thiết lập công cụ tuyên truyền nâng cao nhận thức về Logistics nhằm thay đổi thói quen mua CIF bán FOB của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về ngành Logistics cho các doanh nghiệp.

- VLA nâng cao vai trò hỗ trợ cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, có kế hoạch liên kết hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành, liên kết với các hiệp hội ngành nghề khác, thực hiện trao đổi và học tập kinh nghiệm của các hiệp hội Logistics nước ngoài.

2. Xây dựng quy hoạch phát triẻn Logistics ở nước ta đến năm 2020

Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và các chương trình hợp tác kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

2.1 Xây dựng quy hoạch phát triển Logistics

Quy hoạch mạng lưới Logistics quốc gia: tất cả các nguòn tài nguên Logistics cầ được sắp xếp một cách hợp lý trong một bản đồ quy hoạch liên hianf, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Thực hiên theo quy hoạch cảng biển đến năm 2020 và định hướng 2030, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, đặc biệt là dự án nghiên cứu toàn diện về phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững, ưu tiên đầu tư vào các trọng điểm về logistics. Xác định các tuyến vận tải đường song, đường sắt chính theo đó xây dựng các cảng; cải tạo nâng cấp mở rộng các tuyến đường, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kỹ thuật đồng bộ, tiến tiến nhằm hỗ trợ sự phát triển của Logistics. Tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho sự phát triển Logistics. Phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống giao thông vận tải trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.

Nâng cấp, xây mới các trung tâm Logistics và ứng dụng mô hình city Logistics tại các thành phố trọng điểm: cần đầu tư xây dựng các trung tâm Logistics tại các vùng trọng điểm kinh tế để tập trung hang xuất và phân phối hang nhập khẩu hay thành phẩm. Mở rộng quy mô các cảng sẵn có, xây dựng và phát triển hệ thống cảng container, cảng ICD, các trung tâm Logistics để hỗ trợ cho hoạt động thông quan cho hang hóa vận chuyển bằng container nội địa, tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển.

Phát triẻn hệ thống Logistics thành phố( City Logistics) cho các thành phố trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực có vai trò quan trọng và then chốt trong phát triển kinh tế. Là những khu vực có mức độ tập trung phát triển cao có nhiều vấn đề nghiêm trọng về giao thông, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống như: tiếng ồn, ô nhiễm không khí, City Logistics là một giải pháp sang tạo nhằm phối hợp các nguồn lực hiện có để giải quyết các khó khan do tốc độ gia tang dân số và các phương tiện cá nhân. Logistics thành phố là hệ thống phối hợp các hình thức vận tải, mạng lứoi các đầu mối nhà ga, các điều kiện và thiết bị bốc dỡ hang hóa, các phương tiện vận tải hiện đại và sử dụng các công nghẹ tiến bộ trong quản lý như GIS(Geographic Information System), GPSS( Global Positioning System), ITS( Intelligent Transport System) và các mô hình quản lý, kiến thức Logistics để tối ưu hóa môi trường thành phố, làm giảm chi phí vận tải và các chi ohí có hại lên môi trường.

2.2 Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Để thực hiện mục tiêu trên, cần đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, đảm bảo tính kết nối, tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ Logistics.

Cụ thể, phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, bao gồm cả kết cấu cầu cảng và luồng hàng hải của các cảng biển quốc gia phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển; đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ kết nối vào cảng biển, tạo thuận lợi cho hoạt động của cảng và dịch vụ Logistics.

Bên cạnh đó, phát triển hệ thống đường bộ kết nối với các hành lang, vành đai kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt; cải tạo, nâng cấp các tuyến luồng, cảng, bến cảng thủy nội địa phù hợp với quy hoạch, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa.

Đồng thời, phát triển hệ thống đường sắt kết nối với hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt kết nối với cảng biển khu vực Hải Phòng và Bà Rịa-Vũng Tàu; hoàn thiện hệ thống cảng hàng không, sân bay tại các đô thị lớn như Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, tạo thuận lợi phát triển dịch vụ Logistics.

Để nâng cao năng lực doanh nghiệp dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải, cần kiện toàn mô hình tổ chức của doanh nghiệp; thực hiện kết nối các chuỗi dịch vụ Logistics để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ Logistics; huy động các nguồn lực xã hội bao gồm cả nguồn lực tài chính để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics; có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics.

2.3 Quy hoạch phát triển hệ thống kho bãi

Quy hoạch kho bãi tập trung và đảm bảo hiện đại tương xứng với khu vực và thế giới: kho bãi đóng vai trò đa dạng trong hệ thống Logistics của một doanh nghiệp. Cần thay đổi phương thức hoạt động kho bãi ở nước ta cho phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Xu thế tự do hóa thương mại vận tải, bãi bỏ quy định phân chia thị phần hang hóa trên thế giới ngày càng lan rộng, vận tải đường bộ Việt Nam phản đối mặt với cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Xu hướng hình thành các trạm trung chuyển và cảng nhánh đang tồn tại, kích cỡ rù container tang dần lên. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng những bãi chứa container, những cảng cạn với tiết bị bốc xếp hàng nặng là cần thiết, góp phần cùng các kho hang tham gia bảo quản hang hóa, giúp người giao nhận thực hiện các dịch vụ đóng gói, sửa chữa hang, dán nhãn hiệu, ký mã hiệu, thug om hang có hiệu quả.

2.4 Xây dựng chiến lược phát triẻn hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động Logistics bền bững

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam còn chưa thực sự sâu rộng, hạ tần cơ sở nghành công nghệ thông tin phục vụ Logistics còn thiếu và yếu. Vì thế, phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực này là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nghành Logistics tại Việt Nam trong những năm tới. Đến năm 2020, Việt Nam cần phải xây dung mô hình e-Logistics( Logistics điện tử) rộng khắp, với công nghệ tiên tiến hiện đại nhất để có thể theo kịp tốc độ phát triển của khu vực cũng như thế giới. Thỏe mãn được nhu cầu này, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics Việt Nam sẽ có khả năng vươn tầm ảnh hưởng ra thế giới chứ không chỉ bó hẹp trong thị trường nội địa hiện nay.

3. Hoàn thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong kinh doanh dịch vụ Logistics

Nhà nước và các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, cơ chế chính sách mang tính đột phá, cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động Logistics.

Bên cạnh việc đưa ra hệ thống các văn bản pháp lý cụ thể hỗ trợ cho hoạt động Logistics phát triển, Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia vào việc cung ứng cũng như sử dụng các dịch vụ Logistics do các doanh nghiệp Việt Nam cung câó. Các chính sách này có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối với việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh, chính sách ưu đãi về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp kinh doanh Logistics nội địa và các ưu đãi về nguồn vốn vay phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics.

4. Nghiên cứu, ban hành các chính sách phát triển bền vững Logistics ở nước ta

Do Logistics mới chỉ thực sự bắt đầu phát triển ở Việt Nam trong thời gian gần đây nên quá trình xây dựng các quy chuẩn cho ngành không thể thực hiện một sớm một chiều được, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để xây dựng. ở đây, vai trò của Nhà nước và Hiệp hội Logistics sớm được thành lập là hết sức quan trọng và việc thiết lập một diễn đàn Logistics quốc gia nhằm thúc

Một phần của tài liệu Đề án Chính sách thương mại: Hoàn thiện chính sách phát triển Logistics ở Việt nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w