Chính sách phát triển Logisticsở một số địa phương

Một phần của tài liệu Đề án Chính sách thương mại: Hoàn thiện chính sách phát triển Logistics ở Việt nam (Trang 35 - 38)

II. Thực trạng chính sách phát triển Logisticsở ViệtNam

4. Chính sách phát triển Logisticsở một số địa phương

4.1 Chính sách phát triển Logistics cảng Hải Phòng

Nhằm định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP.Hải Phòng khóa 14 đã thông qua Đề án điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Theo Đề án này, đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 cơ cấu kinh tế của Hải Phòng vẫn là dịch vụ - công nghiệp; xây dựng – nông, lâm, thủy sản; tiếp tục đẩy mạnh các ngành dịch vụ hàng hải, hàng không, logistics, du lịch, tài chính ngân hàng…

Ngoài ra có chỉ thị số 26/CT – UBND ngày 30/12/ 2013 về việc giải pháp chủ yêu, điều hành thực hiện Nghị Quyết Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm

vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014 có đề cập đến việc tập trung phát triển dịch vụ kinh tế biển, mở rộng hoạt động Logistics thông qua việc tập trung triển khai thực hiện kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị, thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới môi trường tăng trưởng.

4.2 Chính sách phát triển Logistics ở Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2010-2015 nêu rõ: “Phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015”.Bước sang năm 2014, việc phát triển hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics cần có sự đột phá nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh.

Vừa qua, Bộ GT-VT và UBND tỉnh đã phối hợp tổ chức đánh giá và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác cảng biển trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Có một số vấn đề được coi là các điểm yếu cần phải rà soát, giải quyết để nâng cao hiệu quả khai thác cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

Thứ nhất là, phí hoa tiêu, phí trọng tải và bảo đảm hàng hải của khu vực Cái Mép - Thị Vải đang cao hơn rất nhiều so với các cảng trong khu vực. Ủy Ban nhân dân tỉnh đã đề nghị Bộ Giao thông- Vận tải có ý kiến với Bộ Tài chính giảm các loại phí này cho tất cả các tàu ra vào khu Cái Mép - Thị Vải. Để bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ, Ủy Ban nhân dân tỉnh cũng đã cử các Sở, ngành liên quan tham gia đoàn công tác thực hiện Quyết định số 1661 ngày 15-7-2013 của Bộ Tài chính ban hành mức giá tối thiểu dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

Thứ hai là Ủy Ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo sớm hoàn thành xây dựng Trung tâm kiểm tra hàng hóa tập trung tại khu vực Cái Mép, triển khai thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, áp dụng Hệ thống thông quan tự động đối với toàn bộ các hãng tàu, rút ngắn thời gian làm thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp.

Thứ ba là Ủy Ban nhân dân tỉnh đang phối hợp với các Bộ, ngành trong việc hoàn thành đường liên cảng Thị Vải - Cái Mép vào năm 2015, làm việc với các cơ quan, đơn vị để đầu tư xây dựng các tuyến trục chính kết nối như đường 991B, đường Phước Hòa - Cái Mép. Đây là các tuyến kết nối cảng với khu

logistics trung tâm với các khu công nghiệp ra đường Quốc lộ 51 và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Một vấn đề nữa cần đặt ra là, để thu hút nguồn hàng cho hệ thống cảng, phải tăng cường thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới theo hướng tăng cường đầu tư các loại hình tạo ra nguồn hàng xuất khẩu.

4.2.3 Chiến lược phát triển hệ thống cảng biển kết hợp với dịch vụ logistics của Bà Rịa - Vũng Tàu

Nhận thức được nhu cầu cấp bách phát triển dịch vụ logistics để phục vụ sự phát triển của hệ thống cảng biển, trong giai đoạn đến 2020, tỉnh ưu tiên tập trung phát triển một Trung tâm dịch vụ Logistics có quy mô hiện đại, đầu tư đồng bộ, ngay phía sau khu cảng Cái Mép và khu dự trữ Sao Mai - Bến Đình.

UBND tỉnh đã chủ động chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, có 5 chương trình trọng tâm của Đề án bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics; Quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics; Phát triển tổng thể cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển logistics và Xây dựng cơ chế chính sách phát triển dịch vụ logistics.

Riêng công tác quy hoạch xây dựng trung tâm logistics Cái Mép Hạ đang được tỉnh xem xét về phương án thực hiện để sớm triển khai xây dựng và kêu gọi đầu tư với các mục tiêu chính là xây dựng một trung tâm logistics đẳng cấp của Việt Nam và khu vực, kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành một mắt xích trung chuyển trong mạng lưới của hệ thống logistics toàn cầu.

Gần đây nhất, ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ra quyết định số 1360/QĐ – UBND ngày 2/7/2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ơhast triển ngành Logistics tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những giải pháp phát triển thị trường Logistics như về tổ chức kinh doanh liên kết, ưu tiên thương mại – xuất nhập khẩu quy mô lớn, các khu thương mại tự do..hay về phát triển cơ sở hạ tầng,phát triển phương tiện vận tải, xếp dỡ, kho bãi…về phân bố hoạt động Logistics trên địa bàn,về cơ chế.chính sách,đào tạo,phát triển nguồn nhân lực…

Ngoài ra còn có danh mục các dự án ưu tiên đầu tư. Các dự án ưu tiên được chia thành ba chương trình đó là: chương trình phát triển vận tải và Logistics 2015-2020, chương trình phát triển công nghiệp và xuất khẩu 2015-2020, chương trình xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại 2015-2020. Tổng dộng có 31 dự án cần triển khai.

4.3 Chính sách phát triển Logisticsở cảng Đà Nẵng.

Theo quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 5/4/2012 về việc phê duyệt đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” có biện pháp phát triển Logistics như là: Thành lập Ban tư vấn dịch vụ Logistics trực thuộc thành phố để quản lý chuyên ngành về Logistics,Nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trạm trung chuyển, dừng chân, kho hàng... để phục vụ cho chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics;Cải tạo, xây dựng, chuyển chức năng bến bãi hiện có và xây dựng các bến bãi mới để hình thành mạng lưới giao thông tĩnh, đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông công cộng và đỗ xe cá nhân trong đô thị. Ưu tiên xây dựng các bãi đỗ xe ngầm và trên cao tại khu trung tâm, khu đô thị đã ổn định;Phối hợp với các địa phương miền Trung, Bộ, ngành Trung ương xây dựng hệ thống giao thông đường bộ: Kết nối đường bộ các khu công nghiệp, khu kinh tế miền Trung; kết nối đường bộ các cửa khẩu phía Tây (Bờ Y, Đắc Ốc, Lao Bảo) với khu kho bãi ICD Hòa Nhơn;Nâng cấp và hiện đại hóa giao thông đường sắt, đường hàng không tại nút giao thông thành phố Đà Nẵng, kết nối các ga đường sắt, hàng không với khu ICD Hòa Nhơn;Nâng cao chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng trở thành một trong ba điểm có lưu lượng hành khách và hàng hóa lớn của cả nước để nối với các đường bay nội địa và quốc tế, mở thêm các tuyến đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng;Tăng cường giao lưu hàng hóa trên cùng EWEC, tạo điều kiện tốt nhất cho công nghiệp địa phương phát triển… nhằm tạo ra nhu cầu vận tải trong khu vực, cho Logistics phát triển.

Một phần của tài liệu Đề án Chính sách thương mại: Hoàn thiện chính sách phát triển Logistics ở Việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w