II. Thực trạng chính sách phát triển Logisticsở ViệtNam
5. Kết luận, đánh giá thực trạng phát triển Logisticsở ViệtNam hiện nay
5.1 Kết quả đạt được sau khi thực hiện chính sách phát triển Logistics
Việt Nam được đánh giá cao trong hai nghiên cứu về năng lực logistics và kết nối toàn cầu. Chỉ số Kết nối Toàn cầu GCI (Global Connectedness Index) do DHL thực hiện hàng năm và đây là báo cáo lần thứ hai phân tích một cách chi tiết
từng quốc gia về các dòng chảy xuyên biên giới kết nối nền kinh tế thế giới. Việt Nam được xếp hạng là một trong 5 quốc gia phát triển nhanh chóng về mức độ kết nối toàn cầu trong sáu năm vừa qua. Trong khi đó, theo báo cáo Năng lực hậu cần LPI (Logistics Performance Index) của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố năm 2012 đánh giá Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia dẫn đầu có dịch vụ logistics đạt “hiệu quả cao” tương ứng với GDP bình quân đầu người của quốc gia này (nhóm thu nhập thấp- trung bình)
Theo nghiên cứu của DHL, Việt Nam đứng thứ 31 trên tổng số 140 quốc gia được nghiên cứu và được dự báo về sự nới rộng trong giao dịch thương mại với các đối tác và đa dạng hóa các ngành công nghiệp xuất khẩu. Từ một kỷ nguyên phụ thuộc vào dầu thô và các sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam đã bước sang kỷ nguyên sản xuất hàng hóa, đặc biệt là may mặc và giày dép, cũng như đang nhanh chóng phát triển mảng sản phẩm điện tử cho thị trường thế giới.
Trong khi đó, Chỉ số Năng lực Hậu Cần LPI theo báo cáo Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2012 tiết lộ nhiều tín hiệu khả quan. Báo cáo cho thấy một số quốc gia đạt chỉ số LPI cao hơn nhiều so với các quốc gia có cùng mức GDP bình quân đầu người, Việt Nam là một trong những quốc gia đó và được xếp hạng khi so với 5 quốc gia đứng đầu trong cùng nhóm GDP. Qua đó Việt Nam được xếp “ngang hàng” với Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi như những quốc gia có xu hướng phát triển nổi bật.
5.2 Những bất cập còn tồn tại
Hệ thống luật, quy định chưa tạo được các liên kết ngang (liên kết tất cả các dịch vụ ngân hàng, hải quan, kho bãi, giao nhận...). Về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics hiện nay, theo Điều 9 Nghị định số 140 thì có rất nhiều các Bộ, ngành liên quan tham gia nhưng lại chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền của từng cơ quan. Ví dụ: Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng liên quan tới Bộ Tài chính, Bộ Công Thương; Việc mua sắm và đấu thầu phải xin giấy phép của Bộ Tài chính; Quản lý hàng tồn kho, xử lý việc trả lại hàng và giao dịch logistics sửa đổi phải thông qua Bộ Tài nguyên - Môi trường... Có những hoạt động liên quan tới 3-4 ngành khác nhau, như: Chọn địa điểm cho các phương tiện hỗ trợ, xếp hàng vào kho, lưu kho liên quan Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Công tác dự báo và lập kế hoạch nhu cầu
của các doanh nghiệp thì liên quan tới Bộ GiaoThông - VậnTải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Việc chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu liên quan tới Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên - Môi trường. Hàng hóa xuyên biên giới liên quan tới Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Y tế… Điều này sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời làm tăng tổng chi phí logistics trên GDP, ảnh hưởng đến nền kinh tế, gây mất thời gian và chi phí của các doanh nghiệp.
Mặt khác, các Bộ, ngành chưa có cơ quan quản lý về ngành logistics một cách tách bạch, còn xem logistics nằm trong vận tải hoặc xuất nhập khẩu, do vậy về quản lý vĩ mô, đang thiếu một cơ quan đầu mối để kết nối và kiến tạo ngành logistics trong giai đoạn ban đầu. Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics Thái Lan luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ Thái Lan thông qua Hội chợ Quốc tế về logistics (TILLOG) hàng năm do Bộ Thương mại Thái Lan tổ chức. Đồng thời, từ lâu họ đã có một tổ chức quản lý nhà nước hoạt động chuyên nghiệp về logistics (Vụ Logistics trực thuộc Cục Phát triển Thương mại quốc tế - Bộ Thương mại Thái Lan - Department of International Trade Promotion – DITP).
Và cuối cùng Chính phủ cũng cần có thay đổi về quy định quyền của các công ty liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài về dịch vụ logistics trong việc tham gia vào các hiệp hội trong nước.Theo qui định hiện nay các doanh nghiệp dịch vụ logistics có yếu tố nước ngoài khi tham gia Hiệp hội chỉ được là hội viên liên kết, không phải hội viên chính thức.Vì vậy, phần lớn các công ty liên doanh và nước ngoài được thành lập ở ViệtNam về dịch vụ logistics chưa tham gia vào Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA).
Đánh giá của các doanh nghiệp Logistics về mức độ phù hợp của các chính sách phát triển hệ thống Logistics vẫn còn nhiều hạn chế(biểu đồ 2)
chính sách quản lý nhà nước về thị trường và Logistics chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics chính sách phát triển khoa học và công nghệ trong Logistics chính sách phát triển nguồn nhân lực Logistics chính sách tài chính trong lĩnh vực Logistics
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
Biểu đồ
Biểu đồ 2: đánh giá về sự phù hợp của các chính sách phát triển hệ thống Logistics của nhà nước hiện nay(0điểm= không phù hợp;3điểm= phù hợp)
Nguồn:kết quảđiều tra khảo sát về hệ thống Logistics của Viện NCKT và PT - TrườngĐHKTQD,2012
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM