Ví dụ, trong tình huống của Tùng, để tránh sự trì hoãn việc học, anh ấy nên nghĩ đến những lợi ích mà việc học tập mang lại như cơ hội thăng tiến, mở mang quan hệ, nâng cao kiến thức. Tùng cũng nên tự tạo động lực bằng cách kết nối với những người bạn cùng lớp, cùng có những hoạt động nhóm, tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên qua các buổi liên hoan, dã ngoại, sinh hoạt cộng đồng…
Phương pháp để tránh sự trì hoãn
- Sử dụng phương pháp “mỏ neo” để tránh trì hoãn: Hãy chọn tâm trạng thể hiện cảm giác tích cực của bạn khi thực hiện những việc bị trì hoãn. Ví dụ nếu bạn trì hoãn việc tập thể dục, hãy nghĩ đến những thành quả do việc tập thể dục đều đặn mang lại. Nếu bạn trì hoãn thực hiện một dự án dài hạn, hãy thử tâm trạng vui sướng khi dự án kết thúc. Nếu bạn có xu hướng trì hoãn những công việc điều hành, hãy chọn trạng thái thư giãn yên bình khi bạn giải quyết xong tất cả các việc đó.
- Đứng dậy, nhắm mắt lại và vận dụng trí nhớ để tạo ra một hình ảnh rõ ràng về tâm trạng tích cực, bao gồm những gì bạn sẽ thấy, sẽ nghe, sẽ cảm nhận…
- Giữ những cảm xúc này cho đến khi chúng trở nên mạnh mẽ
- Khi đạt đến đỉnh cao, hãy làm một cử chỉ như là siết chặt ngón tay cái vào ngón tay trỏ. Giữ trong vài giây rồi thả lỏng ra. Đây chính là “mỏ neo” của bạn, dấu hiệu cho thấy bạn đã trải qua cảm giác đó.
- Lặp lại quá trình này trong một đến 2 ngày
- Để kiểm tra, hãy làm động tác “thả mỏ neo” – nghĩa là làm động tác đó và kiểm tra cảm giác của mình. Nếu cảm giác chưa đủ mạnh, hãy tiếp tục luyện tập.
• Lý do trốn tránh và cách vượt qua: Có thể có một nguyên nhân sâu xa hơn khi bạn
trốn tránh làm một việc gì đó. Khi hiểu rõ được những nguyên nhân, bạn sẽ có thể tìm được cách vượt qua
- Vì điều kiện không đúng: hãy liệt kê tất cả những điều kiện bạn cần xem chúng có từng tồn tại hay không? Nếu không hãy chia kế hoạch của bạn ra từng phần nhỏ và tự hỏi xem bạn có đủ điều kiện để hoàn thành giai đoạn đầu tiên hay không? Câu trả lời có thể là có, vậy thì hãy thực hiện bước 1 và chuyển sang bước tiếp theo. Nếu bạn vẫn thấy có vấn đề, hãy tiếp tục chia nhỏ các bước.
- Tôi không muốn và không thể ép mình được: Hãy tập nói “không” với những thứ bạn không muốn làm. Nếu có cách dẹp bỏ những thứ không thích thì bạn hãy làm thật sớm