khác, khi những suy nghĩ, cảm nhận và hành động của chúng ta cùng hợp với nhau, khi đó nghĩa là chúng ta đang “hợp nhất”.
Mời các bạn tham khảo tình huống của Dũng:
“Tôi đã từng muốn bỏ học giữa chừng do không thể chịu nổi áp lực công việc và áp lực của việc học hành thi cử. Công việc thì vất vả, thường sau mỗi ngày làm việc tôi chỉ muốn thư giãn, nghỉ ngơi. Việc học bài vào buổi tối đối với tôi là quá sức bởi vì có quá nhiều thứ hấp dẫn khác làm cho tôi bị phân tâm. Ví dụ các chương trình giải trí trên truyền hình, các bữa liên hoan, tụ tập với bạn bè, lướt web hay chơi game online… chắc chắn là có tác dụng thư giãn và cuốn hút hơn rất nhiều so với các bài học hay các bài tập mà tôi phải tiếp thu và luyện tập mỗi tối. Điều tôi đang đấu tranh tư tưởng đó là, nếu dừng học thì tôi sẽ tha hồ thư giãn nhưng tôi lại bỏ qua mất cơ hội được lấy bằng của một trường đại học nổi tiếng. Điểm của những học phần mà tôi đã học qua sẽ chẳng còn giá trị. Không có bằng đại học, không được bổ sung và cập nhật kiến thức mới, thì khả năng thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp sẽ như cánh cửa đóng lại trước mắt tôi. Hơn nữa, là một thành viên trong nhóm học tập, tôi thường động viên, kêu gọi mọi người hưởng ứng tham gia các hoạt động của nhóm. Nếu bây giờ tôi bỏ học, chắc mọi người sẽ thất vọng vô cùng. Nhưng nếu tiếp tục học thì tôi thấy vô cùng vất vả…. Tóm lại là tôi đang bế tắc!!! ”
Trong ví dụ này, chúng ta thấy sự đối lập mạnh mẽ của động lực bản thân. Anh Dũng chỉ có thể thoát ra khỏi tình thế bế tắc bằng cách làm rõ những gì mình suy nghĩ, cảm nhận, những giá trị mà mình trân trọng, cả những điều mình mong muốn. Anh ấy có thể thật sự nhìn nhận được tình huống một cách rõ ràng không? Hậu quả gì sẽ đến nếu anh ấy không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn cứng của công ty và không đủ kiến thức để thực hiện các yêu cầu công việc? Dũng coi điều gì là quan trọng nhất với anh trong giai đoạn này? Anh ấy có muốn được mọi người đánh giá là người có bản lĩnh, có ý chí khắc phục khó khăn? Anh ấy có muốn giữ chữ tín với cấp trên, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè cùng học…?
Chỉ khi trả lời được những câu hỏi này hoặc những câu hỏi tương tự thì Dũng mới có thể đạt được sự nhất quán và từ đó mới có được năng lượng để hành động một cách tích cực