Tình hình thế giới, khu vực và trong nước trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng ngoại giao của hồ chí minh (Trang 34 - 35)

1.1. Tình hình quốc tế

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế thế giới đang ở giai đoạn quá độ chuyển sang kinh tế tri thức. Quá trình toàn cầu hoá phát triển mạnh, trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Chênh lệch giàu – nghèo giữa các nước ngày càng gia tăng. Những ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, nhân lực được đào tạo đều thuộc về các nước tư bản phát triển và các công ty xuyên quốc gia. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn về phát triển kinh tế xã hội. Để có thể đứng vững và phát triển đất nước một cách toàn diện(chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội…) đòi hỏi ta vừa phải mở rộng quan hệ quốc tế, giao lưu, học hỏi, vừa phải có những chính sách ngoại giao đúng đắn.

Về chính trị, đấu tranh và hợp tác giữa các nước lớn đan xen phức tạp, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, các thế lực hiếu chiến đã thi hành chính sách cường quyền, sử dụng ưu thế về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật nhằm thiết lập vai trò lãnh đạo thế giới.Các cuộc xung đột dưới nhiều hình thức vẫn thường xuyên nổ ra và chưa có giải pháp cơ bản.

1.2. Tình hình khu vực Đông Nam A

Tình hình khu vực hiện nay có nhiều biến đổi, cuộc khủng hoảng Tài chính - tiền tệ năm 1997 làm cho vị thế của Asean không còn như trước, hậu quả là làm mất ổn định chính trị – xã hội, giữa các nước trong khu vực vẫn còn

tiềm ẩn những mâu thuẫn, sự can thiệp của các nước lớn cũng gây nên những phức tạp cho khu vực.Tuy nhiên, các nước Đông Nam A đang phục hồi kinh tế và phát triển, tăng cường ý thức độc lập, tự chủ, đoàn kết vẫn còn mạnh.

1.3. Tình hình trong nước

Trong nước có nhiều thuận lợi, Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, thế và lực đã mạnh hơn trước, quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế quốc tế không ngừng được nâng lên. Hiện nay nước ta đang là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, khả năng tự chủ và hội nhập cộng đồng thế giới tăng thêm . Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều khó khăn và thách thức lớn vẫn tồn tại. Những tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá, những thay đổi trong chính sách của các nước lớn, chiều hướng suy giảm của kinh tế thế giới và cuộc cạnh tranh thị trường, vốn đầu tư ngày càng quyết liệt. Hơn nữa, trên thực tế nước ta vẫn cũn là một nước lạc hậu và nghèo nàn so với thế giới. Thu nhập quốc dõn của Việt Nam tính theo đầu người thấp hơn mấy chục lần so với các nước trong khu vực và hàng trăm lần so với các nước phát triển trên thế giới. Trỡnh độ khoa học và công nghệ so với các nước tư bản thỡ cũn lạc hậu mấy thập kỷ, so với cỏc nước tiên tiến thỡ gần cả trăm năm. Năng suất lao động nói chung chỉ bằng 1/3 mức trung bỡnh của thế giới. Trong khi cỏc nước phát triển đó đi qua cuộc cách mạng công nghệ và bước vào thời kỳ phát triển kinh tế tri thức, nền văn minh trí tuệ thỡ nước ta mới bắt đầu tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với một lực lượng lao động xó hội mà trong đú lao động nông nghiệp chiếm tới gần 70%.

Một phần của tài liệu Tư tưởng ngoại giao của hồ chí minh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w