Phối hợp mặt trận ngoại giao với mặt trận quân sự và mặt trận chính trị

Một phần của tài liệu Tư tưởng ngoại giao của hồ chí minh (Trang 25 - 26)

chính trị

Từ buổi đầu dựng nước cộng hoà, ngoại giao đã bước vào chiến đấu như một mặt trận, nhưng chỉ riêng hoạt động ngoại giao thôi, không làm nên được thắng lợi. Năm 1944, khi lực lượng ta còn yếu, một số đồng chí ta muốn tiến hành quan hệ ngoại giao với Chính phủ Tưởng Giới Thạch và Mỹ để cầu viện, Hồ Chí Minh đã nói tại Hội nghị Liễu Châu (Trung Quốc) tháng 3 – 1944 rằng: “Nếu mình chưa có lực lượng làm cơ sở thì hãy khoan nói đến ngoại giao”2. Tại Tân Trào (8-1945), Người cũng từng nói với đồng chí Trưởng đoàn đại biểu Hà Nội dự Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng tại Tân Trào, một ý tương tự: “Cây có cao thì bóng mới dài”, ý nói thực lực cách mạng có mạnh mới có thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao. Cũng có khi Người nói: “Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”. Qua đó, ta thấy rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa mặt trận ngoại giao với mặt trận quân sự, mặt trận chính trị. Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (1-1967) ra nghị quyết đẩy mạnh đấu

tranh ngoại giao, đã phân tích: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”.

Cũng với tinh thần đó, nói chuyện với Đoàn đại biểu Chính phủ ta sắp lên đường đàm phán với Mỹ tại Pari, Bác đã căn dặn bốn điều, trong đó có ý: “Các chú đi Pháp, ở nhà người ta đánh cho các chú phát huy, nghĩa là phải biết tận dụng thắng lợi trên chiến trường để làm vốn đàm phán. Phải biết phối hợp quân sự với ngoại giao, vừa đánh vừa đàm mới có hiệu quả cao nhất”.2 Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết của Đảng, trong kháng chiến chống Mỹ, ta đã thực hiện phối hợp đấu tranh có hiệu quả trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao; đã huy động được sức mạnh của ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân và hoạt động quốc tế của Đảng để giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu Tư tưởng ngoại giao của hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w