Về phương pháp hạch toán

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP TVTK XD KIẾN TRÚC XANH (Trang 36)

5. Bố cục nghiên cứu

2.6.3 Về phương pháp hạch toán

- Ở công ty việc tính giá hàng xuất kho được kế toán áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cách tính giá này có ưu điểm là giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán trong suốt kỳ kế toán, để sửa chữa và điều chỉnh khi phát hiện sai sót.

- Công tác tổ chức sổ sách rõ ràng theo hình thức NKC và chi tiết theo từng tài khoản cấp 2 tương ứng với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Doanh nghiệp ghi chép theo đúng chế độ quy định của Luật kế toán Việt Nam như báo cáo mẫu, tổng hợp các chứng từ cần thiết.

- Việc quản lí dữ liệu trên hệ thống máy tính đã tạo thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách một cách rõ ràng, dễ dàng xem xét kiểm tra, đối chiếu giảm bớt được một phần khó khăn cho bộ phận kế toán, tiết kiệm thời gian làm việc. Hệ thống sổ sách của công ty khá gọn nhẹ, thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu khi có sai sót xảy ra.

- Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Ưu điểm: việc tính toán tương đối chính xác; kịp thời vì bất kỳ thời điểm nào cũng sẽ biết được đơn giá bình quân của thời điểm đó, chỉ phù hợp với DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên còn DN nào sử dụng phương pháp Kiểm kê định kỳ sẽ không sử dụng được phương pháp này vì theo phương pháp này chỉ tính giá trị VL xuất vào cuối kỳ thôi.

Nhược điểm: Trên thực tế nếu trong kỳ nhập, xuất nhiều chủng loại trong ngày hoặc trong tháng và giá cả lại biến động nhiều lần thì việc tính toán sẽ rất phức tạp, khó kịp thời vì cứ sau mỗi lần nhập lại phải tính toán lại đơn giá bình quân mới (hàng ngày có thể tính đến hàng chục, hàng trăm lần đơn giá bình quân mới). Tuy nhiên hiện nay với sự giúp ích của công nghệ thông tin, việc hỗ trợ công tác kế toán bằng máy vi tính hiện đại với những phần mềm kế toán được viết sẵn trên thị trường thì nhược điểm này hoàn toàn được khắc phục.

- Trong trường hợp đặc biệt đối với vật tư không thường xuyên tham gia vào chu kỳ sản xuất thường thì giá trị vật tư nhập vào cũng chính bằng giá trị vật tư xuất dùng (phương pháp thực tế đích danh). Việc sử dụng tính giá như vậy đáp ứng được một số yêu cầu quản lý NVL như: phản ánh kịp thời sự biến động NVL, biết được sự chênh lệch giữa trị thực tế và giá hóa đơn từ đó có biện pháp quản lý giá, quản lý chi phí mua.

- Công ty áp dụng hệ thống chứng từ ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và các văn bản luật khác hướng dẫn việc lập và luân chuyển chứng từ, Hệ thống chứng từ của công ty tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và quy định của Nhà Nước.

- Tuy nhiên Hiện nay công ty chưa thực hiện chính sách lập dự phòng. Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng, áp dụng nhiều phương thức thanh toán và giá cả của nguyên vật liệu luôn biến động. Chính vì vậy Công ty nên thực hiện chính sách lập dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 159), dự phòng nợ phải thu khó đòi TK 139,...) nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi kế toán ghi: Nợ TK 642

Có TK 139

- Cuối kỳ kế toán, khi giá trị thuần của nguyên vật liệu nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. Kế toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Nợ TK 632 Có TK 159

- Công ty nên lập dự toán Nguyên vật liệu trực tiếp để có thể dự tính số lượng NVL trực tiếp cần mua để đảm bảo cho sản xuất, dự trữ cuối kỳ và dự tính số tiền chi trả.

- Công ty nên có các phương pháp lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp, cụ thể có các phương pháp như sau:

- Thứ nhất: Xác định định mức nguyên vật liệu trực tiếp cho 2 yếu tố đó là

yếu tố giá và lượng:

+ Định mức lượng NVL trực tiếp: phải phản ánh số lượng NVL trực tiếp đầu vào để đảm bảo cho sản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra.

+ Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp: dự báo về tình hình biến động giá ở trên thị trường, hình thức chiết khấu mua hàng, các chi phí liên quan đến quá trình thu mua vật liệu nhập kho NVL.

- Thứ hai: Xác định số lượng NVL mua và tồn kho để đảm bảo cho nhu

cầu tiêu thụ trong kỳ.

- Thứ ba: Xác định giá trị NVL cần mua.

- Thứ tư: Xác định lượng tiền mặt đảm bảo chi trả cho NVL mua.

- Thứ năm: Xác định số tiền thanh toán NVL trực tiếp trong kỳ.

2.6.1 Về chứng từ:

- Mẫu hóa đơn chứng từ được sử dụng đúng theo quy định, tất cả các chứng từ dùng ghi sổ kế toán trong doanh nghiệp đều đã được kiểm tra đảm bảo tính pháp lý, có tính trung thực và độ tin cậy cao.

- Trình tự luân chuyển chứng từ: Các nghiệp vụ phát sinh được ghi chép vào sổ sách của từng bộ phận có liên quan, sau đó được đưa qua bộ phận kế toán để hạch toán vào sổ sách và được lưu tại phòng kế toán. Việc luân chuyển chứng từ thực hiện rất nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho từng bộ phận.

2.6.1 Về Tài Khoản:

- Khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, đơn vị đã sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Tài Chính về nội dung và phương pháp của từng tài khoản. CT sử dụng TK 152 nguyên vật liệu để nhập kho hàng hóa.

KẾT LUẬN:

Một lần nữa cần khẳng định rằng kế toán NVL là công tác kế toán không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh ở các DN sản xuất nói chung và ở CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ - XÂY DỰNG KIẾN TRÚC XANH nói riêng. Thông

qua công tác kế toán NVL sẽ giúp cho các DN sản xuất quản lý và sử dụng NVL một cách hiệu quả, ngăn chặn đươc hiện tượng tiêu cực làm thiệt hại chung đến tài sản của công ty, đồng thời góp phần vào việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ, tăng tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty CP TV-TKXD KIẾN TRÚC XANH em thấy công tác kế toán NVL có vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó là một công cụ quản lý đắc lực giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình và có được những biện pháp chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán NVL nói riêng và tổ chức công tác kế toán nói chung phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Những bài học thực tế tích luỹ được trong thời gian thực tập tại Công ty đã giúp em củng cố và vững thêm những kiến thức mà em học được ở nhà trường.

Vì thời gian thực tập có ngắn, trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài thực tập này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy ThS. ĐÀO TIẾN HUÂN cùng Ban lãnh đạo Công ty CP TV-TKXD KIẾN TRÚC XANH và các anh, chị nhân viên phòng kế toán Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện bài kiến tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Pgs.Ts Nguyễn Văn Công, 2008, Lí Thuyết Về Thực Hành Kế Toán Tài Chính, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân ,Hà Nội.

- Pgs.Ts Phan Đức Dũng, 2010, Lí Thuyết &Bài Tập Kế Toán Tài chính,Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội.

- Ts Trần Phước, 2012, Giáo Trình Nguyên Lí Kế Toán, Nhà xuất bản Phương Đông.

- Ts Nguyễn Xuân Hưng, 2005, 351 Tình Huống Kế Toán Tài Chính, Nhà xuất bản Thống kê.

XÂY DỰNG KIẾN TRÚC XANH

1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty CP TVTK-XD KIẾN TRÚC XANH. 1.1.1 Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, hình thức tổ chức kinh doanh 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ

1.1.4 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý

1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lí

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

1.3.1 Nhân sự kế toán

1.3.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

1.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 1.3.2 Hình thức sổ kế toán

1.3.3 Chế độ kế toán áp dụng

1.3.4 Ứng dụng tin học trong công tác kế toán 1.4 Báo cáo kết quả kinh doanh những năm gần đây 1.5 Thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển

1.5.1 Thuận lợi1.5.2 Khó khăn 1.5.2 Khó khăn

1.5.3 Phương hướng phát triển

CHƯƠNG 2 :THỰC TIỄN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP TV TK-XD KIẾN TRÚC XANH

2.1 Tổng quan nguyên vật liệu

2.2 Chứng từ kế toán sử dụng cho công tác kế toán NVL 2.3 Sổ kế toán chi tiết

2.5.2 Phương pháp hạch toán

2.5.1.1 Hạch toán tăng nguyên vật liệu

2.5.1.2 Hạch toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu 2.6 Nhận xét

2.6.1 Đánh giá về công tác kế toán tại công ty 2.6.2 Nhận xét về mô hình kế toán

2.6.3 Về phương pháp hạch toán 2.6.4 Về chứng từ

2.6.5 Về tài khoản

Kết Luận Tài Liệu Tham Khảo

Vĩnh Long, ngày …….tháng…….năm 2014 Xác nhận của GVHD

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP TVTK XD KIẾN TRÚC XANH (Trang 36)