Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh lâm đồng (Trang 30)

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu

do đó loại rủi ro mà các ngân hàng luôn luôn phải ứng phó đó là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro tất yếu, song hành cùng với sự lớn mạnh của một ngân hàng và rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nói cách khác, ngân

hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng nghĩa là ngân hàng thu lợi dựa trên rủi ro phát sinh từ chính nghiệp vụ cấp tín dụng của mình.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất trong các giao dịch tài chính từ

các nền văn hóa cổ đại cho đến ngày nay. Rủi ro tín dụng là khái niệm phổ biến, quen thuộc trong lịch sử ngành tài chính tín dụng. Có nhiều cách tiếp cận để hiểu về rủi ro tín dụng.

Arunkumar và Kotreshwar (2006) trong bài nghiên cứu về quản lý rủi ro

trong ngân hàng thương mại khu vực công và tư nhân đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng là sự không trảđược nợ của người đi vay và rủi ro tín dụng là loại rủi ro lâu

đời nhất, lớn nhất mà các ngân hàng phải ứng phó. Tương lai của ngành ngân hàng chắc chắn sẽ dựa vào hệ thống quản lý rủi ro linh hoạt. Chỉ có những ngân hàng có hệ thống quản lý, kiểm soát, kiểm tra rủi ro hiệu quả mới có thể tồn tại lâu dài trong thị trường.

Theo Hiệp ước Basel ra đời năm 2010, rủi ro tín dụng chính là khảnăng khi ngân hàng có thể mất một phần hoặc toàn bộ khoản vay từ những sự kiện đe dọa khảnăng thanh toán của khách hàng.

Một cách tiếp cận khác, Nguyễn Minh Kiều (2006) cho rằng bất kỳ một khoản cấp tín dụng nào cũng phải đáp ứng đủ 3 nguyên tắc: Khách hàng vay vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả; khoản vay phải được bảo đảm bằng tài sản đảm bảo và cuối cùng là khách hàng phải hoàn trả cả số tiền gốc và lãi đúng thời gian

19

đã ký kết trong hợp đồng với ngân hàng. Nếu vi phạm nguyên tắc thứ 3, khách hàng không thanh toán tiền nợ đúng hạn gây ảnh hưởng đến ngân hàng như ngân

hàng bị động trong việc lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, mất khả năng hoàn

trả, thiếu thanh khoản… Những thiệt hại này gọi là rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì một

lý do nào đó (có thể chủ quan hoặc khách quan) khiến cho nguyên tắc thứ 3 bị vi phạm, tức là khoản cấp tín dụng đó không được hoàn trảđúng thời hạn thỏa thuận.

Điều này sẽ khiến cho ngân hàng sẽ chịu một số tổn thất như: Thiếu vốn khả dụng, mất khảnăng thanh toán...những tổn thất này được gọi là rủi ro tín dụng.

Do đó, các ngân hàng cần quan tâm đặc biệt đến rủi ro tín dụng vì chỉ cần một số khách hàng lớn của ngân hàng mất khả năng thanh toán cũng có thể đem đến cho ngân hàng những thiệt hại lớn, nhất là đối với các ngân hàng mà tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu.

3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng.

- Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro có thể phân loại rủi ro tín dụng thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.

+ Rủi ro giao dịch: Phát sinh do quá trình phát sinh giao dịch, đánh giá và chấp thuận cho vay đối khách hàng. Được chia làm 3 loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro danh mục: Căn nguyên phát sinh rủi ro danh mục là do những hạn chế trong công tác quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

- Căn cứ vào mức độ tổn thất, rủi ro tín dụng được chia làm 2 loại là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn.

+ Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi đối tượng vay vốn mất khả năng hoàn trả được tiền vay theo cam kết với ngân hàng. Ngân hàng chỉ lấy lại vốn từ việc thanh lý tài sản thế chấp. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng nhiều loại chi phí như chi phí định giá tài sản đảm bảo độc lập, chi phí khởi kiện, chi phí thi hành án, chi phí quản lý

20

tài sản đảm bảo… làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

+ Rủi ro đọng vốn:Là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, dẫn đến các khoản vay vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, tính thanh khoản do đó cũng bị ảnh hưởng.

- Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba nhóm: Rủi ro khách hàng cá thể; rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính; rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý.

- Căn cứ phạm vi của rủi ro tín dụng, được chia rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.

+ Rủi ro tín dụng cá biệt: Là rủi ro tín dụng xảy ra đối với một món vay của một khách hàng cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể. Rủi ro tín dụngcá biệt xảy ra do một số nguyên nhân như đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, khả năng quản trị của khách hàng, đạo đức

khách hàng,…

+ Rủi ro tín dụng hệ thống: Là rủi ro tín dụng mang tính chất hệ thống,

không chỉ đối với một ngân hàng mà lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng. Nguyên

nhân xuất phát dẫn đến rủi ro hệ thống là do sự thay đổi chính sách như chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu... Các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống. Để giảm thiểurủi ro này, thay vì đa dạng hoát, linh hoạt hóa hoạt động tín dụng thì cần phải thực hiện tốt công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, các tác động của lạm phát, thất nghiệp, các chính sách sắp đến của Chính phủ và chủ động áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp…

3.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có các đặc điểm sau:

- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và song hành cùng với nghiệp vụ cho vay do đó rủi ro tín dụng mang tính tất yếu. Mỗi ngân hàng

21

ro mà bản thân ngân hàng phải gánh chịu. Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả nếu mức rủi ro chịu đựng là phù hợp với năng lực tài chính của chính

mình.

- Rủi ro tín dụng mang tính chất phức tạp, đa dạng: Chính vì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp nên rủi ro tín dụng cũng mang những đặc điểm này.

- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Do rủi ro tín dụng chỉ phát sinh sau khi

người được cấp vốn nhận được tiền từ ngân hàng và trong quá trình sử dụng vốn vay của họ. Ngân hàng luôn ở trong trạng thái bị động trong khâu tiếp nhận thông tin, ngân hàng nhận được thông tin chậm trễ hoặc nhận được thông tin không xác

thực về những vấn đề mà người vay đang gặp phải. Do đó, ngân hàng thường không có những đối phó kịp thời.

3.1.4. Các chỉtiêu đo lường rủi ro tín dụng

- Nợ quá hạn

Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn phát sinh khi đến thời hạn trả nợ đã ký kết trong hợp đồng tín dụng mà người vay không có khả năng hoàn trả một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Căn cứ theo thời gian quá hạn mà các khoản vay này được xếp hạng vào nhóm nợ nào. Nợ quá hạn được phản ánh qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ *100%

Ngân hàng nào có chỉ tiêu nợ quá hạn cao chứng tỏ ngân hàng đó đang có

mức rủi ro lớn và ngược lại.

- Nợ xấu

Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng bằng việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của món vay đó và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN liên quan đến việc sử dụng dự phòng

22

ngoài thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khảnăng xảy ra

đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Thông tư

này chia các khoản vay của ngân hàng thương mại thành 05 nhóm và quy định nợ

xấu là các khoản nợ thuộc nhóm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5:

+ Nợ nhóm 1 bao gồm: Nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày, nợ được

cơ cấu lại thời hạn trả nợđược tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm 1.

+ Nợ nhóm 2 bao gồm: Nợ quá hạn từ10 ngày đến 90 ngày; nợ điểu chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm 2; nợđược phân loại và nhóm nợ có rủi ro cao hơn ở một sốtrường hợp.

+ Nợ nhóm 3 bao gồm: Nợ quá hạn từ91 ngày đến 180 ngày; nợ được gia hạn lần đầu, nợđược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi

đầy đủ theo cam kết; nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra, nợ quá hạn được tổ

chức tín dụng phân loại lại vào nhóm 3; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nợ nhóm 3 và các khoản nợđặc biệt khác.

+ Nợ nhóm 4 bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; khoản nợ quá hạn từ 30 ngày

đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định bị thu hồi; nợ phải thu hồi theo kết luận

thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; nợ

quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nợ nhóm 4 và các khoản nợ đặc biệt khác.

+ Nợ nhóm 5 bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả

nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, dù chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; khoản nợ quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN

23

công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị

phong tỏa vốn và tài sản; nợ quá hạn được phân loại lại vào nhóm 5; nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ phân loại lại vào nợ nhóm 5.

Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua tỷ số:

Tỷ lệ nợ xấu = Số dư nợ xấu

Tổng dư nợ *100%

- Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Dự phòng rủi ro được dùng đểbù đắp tổn thất cho những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Dự phòng tín dụng

được tính trên sốdư nợ gốc của khách hàng bao gồm hai khoản là dự phòng cu thể

và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể dùng để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay cụ thể, dự phòng chung dùng để bảo hiểm các rủi ro chung không xác

định. Toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự

phòng tín dụng được sử dụng theo nguyên tắc là trước tiên sử dụng dự phòng cụ

thể đối với từng khoản nợ, phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và sau cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi tỏ

chức tín dụng đều có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa

tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập ròng.

3.1.5. Tác động của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến chính ngân hàng có rủi ro tín dụng, cho hệ

thống ngân hàng và cho cả nền kinh tế.

Đối với ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ giảm sút khi có rủi ro tín dụng. Đối với các ngân hàng còn yếu kém, các loại hình dịch vụ chưa đa

dạng thì rủi ro tín dụng đóng vai trò càng quan trọng vì hoạt động tín dụng lúc này trở thành mảng nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng tăng nghĩa là các khoản nợ xấu tăng. Ngân hàng phải mất thêm nhiều khoản chi phí liên quan để giải quyết các khoản nợ xấu này như chi phí khởi kiện,

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh lâm đồng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)