Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng.
- Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro có thể phân loại rủi ro tín dụng thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
+ Rủi ro giao dịch: Phát sinh do quá trình phát sinh giao dịch, đánh giá và chấp thuận cho vay đối khách hàng. Được chia làm 3 loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro danh mục: Căn nguyên phát sinh rủi ro danh mục là do những hạn chế trong công tác quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
- Căn cứ vào mức độ tổn thất, rủi ro tín dụng được chia làm 2 loại là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn.
+ Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi đối tượng vay vốn mất khả năng hoàn trả được tiền vay theo cam kết với ngân hàng. Ngân hàng chỉ lấy lại vốn từ việc thanh lý tài sản thế chấp. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng nhiều loại chi phí như chi phí định giá tài sản đảm bảo độc lập, chi phí khởi kiện, chi phí thi hành án, chi phí quản lý
20
tài sản đảm bảo… làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
+ Rủi ro đọng vốn:Là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, dẫn đến các khoản vay vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, tính thanh khoản do đó cũng bị ảnh hưởng.
- Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba nhóm: Rủi ro khách hàng cá thể; rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính; rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý.
- Căn cứ phạm vi của rủi ro tín dụng, được chia rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.
+ Rủi ro tín dụng cá biệt: Là rủi ro tín dụng xảy ra đối với một món vay của một khách hàng cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể. Rủi ro tín dụngcá biệt xảy ra do một số nguyên nhân như đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, khả năng quản trị của khách hàng, đạo đức
khách hàng,…
+ Rủi ro tín dụng hệ thống: Là rủi ro tín dụng mang tính chất hệ thống,
không chỉ đối với một ngân hàng mà lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng. Nguyên
nhân xuất phát dẫn đến rủi ro hệ thống là do sự thay đổi chính sách như chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu... Các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống. Để giảm thiểurủi ro này, thay vì đa dạng hoát, linh hoạt hóa hoạt động tín dụng thì cần phải thực hiện tốt công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, các tác động của lạm phát, thất nghiệp, các chính sách sắp đến của Chính phủ và chủ động áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp…