Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh lâm đồng (Trang 33 - 35)

- Nợ quá hạn

Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn phát sinh khi đến thời hạn trả nợ đã ký kết trong hợp đồng tín dụng mà người vay không có khả năng hoàn trả một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Căn cứ theo thời gian quá hạn mà các khoản vay này được xếp hạng vào nhóm nợ nào. Nợ quá hạn được phản ánh qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ *100%

Ngân hàng nào có chỉ tiêu nợ quá hạn cao chứng tỏ ngân hàng đó đang có

mức rủi ro lớn và ngược lại.

- Nợ xấu

Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng bằng việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của món vay đó và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN liên quan đến việc sử dụng dự phòng

22

ngoài thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khảnăng xảy ra

đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Thông tư

này chia các khoản vay của ngân hàng thương mại thành 05 nhóm và quy định nợ

xấu là các khoản nợ thuộc nhóm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5:

+ Nợ nhóm 1 bao gồm: Nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày, nợ được

cơ cấu lại thời hạn trả nợđược tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm 1.

+ Nợ nhóm 2 bao gồm: Nợ quá hạn từ10 ngày đến 90 ngày; nợ điểu chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm 2; nợđược phân loại và nhóm nợ có rủi ro cao hơn ở một sốtrường hợp.

+ Nợ nhóm 3 bao gồm: Nợ quá hạn từ91 ngày đến 180 ngày; nợ được gia hạn lần đầu, nợđược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi

đầy đủ theo cam kết; nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra, nợ quá hạn được tổ

chức tín dụng phân loại lại vào nhóm 3; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nợ nhóm 3 và các khoản nợđặc biệt khác.

+ Nợ nhóm 4 bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; khoản nợ quá hạn từ 30 ngày

đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định bị thu hồi; nợ phải thu hồi theo kết luận

thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; nợ

quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nợ nhóm 4 và các khoản nợ đặc biệt khác.

+ Nợ nhóm 5 bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả

nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, dù chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; khoản nợ quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN

23

công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị

phong tỏa vốn và tài sản; nợ quá hạn được phân loại lại vào nhóm 5; nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ phân loại lại vào nợ nhóm 5.

Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua tỷ số:

Tỷ lệ nợ xấu = Số dư nợ xấu

Tổng dư nợ *100%

- Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Dự phòng rủi ro được dùng đểbù đắp tổn thất cho những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Dự phòng tín dụng

được tính trên sốdư nợ gốc của khách hàng bao gồm hai khoản là dự phòng cu thể

và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể dùng để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay cụ thể, dự phòng chung dùng để bảo hiểm các rủi ro chung không xác

định. Toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự

phòng tín dụng được sử dụng theo nguyên tắc là trước tiên sử dụng dự phòng cụ

thể đối với từng khoản nợ, phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và sau cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi tỏ

chức tín dụng đều có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa

tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập ròng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh lâm đồng (Trang 33 - 35)