III. GIẢI PHÁP CHO PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM:
2. Đối với nhà lãnh đao:
Một là, Lãnh đạo bằng tính nhân văn
Chọn lựa và đào tạo các thành viên một cách hợp lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị. Điều này đòi hỏi không những kinh nghiệm kinh doanh thực thế mà cả tình thương, sự nhạy cảm, tính rộng lượng hay nói gọn lại là tính nhân văn Người lãnh đạo thành công nhất là người có tầm nhìn rộng rãi bao trùm không chỉ
những vấn đề về tài chính mà cả những kiến thức văn hoá. Người
lãnh đạo này phải nhận biết được những tài năng đặc biệt của nhiêù người khác nhau và luôn tôn trọng những nhu cầu của họ. . Lãnh đạo ngày nay không còn là việc ra lệnh và hướng dẫn mà mấu chốt là có được và sử dụng được khả năng thuyết phục người khác. Nhân cách, hay uy tín chính là yếu tố tiên quyết để xây dựng kỹ năng này
Hai là, Không ngừng khẳng định năng lực xã hội
Khó khăn lớn nhất đối với khả năng liên kết và giao tiếp của một nhà lãnh đạo cấp cao nhất chính là một doanh nghiệp có sự liên kết và quan hệ nội bộ phức tạp. Một nhà lãnh đạo tài giỏi phải là một người thành
công trong việc hợp nhất các yếu tố. Và kiểu lãnh đạo đó đòi hỏi phải có năng lực về mặt xã hội
Năng lực về mặt xã hội là khả năng động viên, thấu hiểu nhiều quan điểm khác nhau (thậm chí đối lập) và điều khiển một số kiểu cá tính (và tình cảm). Những tiêu chí này là nền tảng cho tinh thần đồng đội, cho sự bình đẳng trong một tổ chức thành công
việc có được một kiến thức rộng lớn, điều cho phép một nhà quản trị có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn
Ba là, nhà lãnh đạo biết vận dụng một cách mềm dẻo các ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể, phải biết xây dựng và phát triển phong cách của mình phù hợp với tổ chức và xã hội.
Không có một phong cách lãnh đạo nào có hiệu quả tuyệt đối, nên khi lựa chọn một phong cách lãnh đạo, nhà lãnh đạo phải nhạy cảm với những nhân tố ảnh hưởng tới hành động của mình trong một thời điểm nào đó, phải hiều về khả năng của mình, về mỗi cá nhân mà mình lãnh đạo, về môi trường tổ chức và xã hội trong thời điểm đó. Phải biết dựa vào sự nhạy cảm trên, để đưa ra cách lãnh đạo phù hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo, cũng phải tính tới những đặc điểm văn hoá, dân tộc, đạo đức của đất nước.
Bốn là luôn nắm rõ về những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Nỗ lực để tối đa hóa các điểm mạnh và bù lấp cho các điểm yếu. Hiểu rõ và điều chỉnh được phong cách chiếm ưu thế của mỗi người là một
chìa khóa để lãnh đạo hiệu quả.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là khả năng nhận biết và hài hòa với các phong cách lãnh đạo của người khác mà chúng ta làm việc cùng.
Năm là, Luôn giữ một thái độ chuyên nghiệp công tư rõ rang, Thực hiện quản lý công khai, cởi mở
Tất cả những tiêu chuẩn của công việc phải được minh bạch hóa. Khi công khai tất cả những tiêu chuẩn này, một mặt tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân tự do sáng tạo, đổi mới bản thân nhằm đạt năng suất cao nhất, mặt khác sẽ thuận lợi trong việc đánh, giá quản lý nhân viên
Sáu là, nhà lãnh đạo cần có những quyết định rõ ràng, hợp lý nhưng phải linh hoạt trong tất cà các trường hợp. Có như vậy mới
thực sự thuyết phục được nhân viên, khiến họ chấp hành mà không gây e\ra bất mãn, lủng củng trong nôi bộ.
Thứ nhất, thay đổi cần thời gian
Đừng bao giờ đưa ra những quyết định cải tổ đột ngột đến nỗi những người cộng sự của bạn cũng phải ngỡ ngàng. Tất cả mọi việc nên tiến hành tuần tự và có những mốc thời gian nhất định cho tất cả những biến đổi ở các khâu.
Điều này cho thấy mỗi khi cần thay đổi, người lãnh đạo phải đặt mình vào những vị trí khác nhau của nhân viên. Khi hiểu được những khó khăn áp lực của mỗi vị trí sẽ bố trí thời gian hợp lý và nhân sự tương ứng.
Thứ hai, thay đổi cần lý do
Phải có lý do chính đáng cho bất kỳ sự thay đổi nào. Điều này nhắc nhở người lãnh đạo khi đưa ra chương trình hành động nào cũng cần cân nhắc một cách toàn diện những mặt lợi, hại, triển vọng phát triển, phương án dự phòng. Chỉ khi xét đến các mặt như vậy, người lãnh đạo mới thực sự tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng hiện tại.
Nếu lý do bạn đưa ra để thay đổi không thể thuyết phục mọi người thì chắc chắn nó cần phải được làm lại. Hãy bắt đầu vạch kế hoạch lần hai với những người đã đưa ra ý kiến phản biện sắc bén nhất.
Bảy là, Luôn hướng tới thành công chung của doanh nghiệp
Điểm mấu chốt trong tư tưởng hành động của mỗi nhà lãnh đạo chính là khao khát mang lại lợi ích cho công ty chứ không chỉ là để gây dựng danh tiếng cho bản thân mình. Đó là mục tiêu lợi nhuận chung và cũng là mục đích thể hiện năng lực cá nhân của người cầm lái.
Lãnh đạo cần ý thức rõ ràng quyền lợi của mình cần gắn với quyền lợi của công ty. Hiện nay việc khan hiếm quản lý cấp cao đã khiến cho nhiều nhà lãnh đạo phải đánh trên nhiều mặt trận, vừa điều hành vừa cố vấn cho nhiều doanh nghiệp. Về ngắn hạn hay lâu dài, tình trạng này cần thay đổi để người lãnh đạo tập trung hơn trong lĩnh vực của mình. Chỉ khi người lãnh đạo gắn bó máu thịt và toàn tâm toàn ý với sự phát triển của công ty mới tạo nên sức mạnh nhất quán, một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Bạn là nhà quản lý ? Bạn đang lựa chọn cho mình một phong cách quản lý hoàn hảo để áp dụng với tất cả các nhân viên của mình? Đừng phí công lựa chọn bởi tất cả các chuyên gia quản lý hàng đầu đều đi đến thống nhất rằng, không có phong cách nào là tốt nhất. Thực tế, việc quản lý hiệu quả đòi hỏi nhiều phong cách quản lý
khác nhau. Vi vay de tim kiếm và xây dựng một phong cách lãnh đạo
cho riêng mình, hãy làm cho mọi người nhớ đến bạn theo cách mà bạn lãnh đạo họ,
Là một nhà lãnh đạo, bạn hãy chọn cho mình những giá trị theo bạn là quan trọng nhất, những giá trị mà bạn tin là nó tạo nên tính cách của bạn. Hãy thực hiện nó hàng ngày. Đừng bỏ lơ cơ hội.
- Biết chọn lựa phong cách nhà lãnh đạo.
- Đưa ra tầm nhìn cho tổ chức.
- Khơi dậy được khát vọng của nhân viên.
- Làm cho mọi người cảm thấy quan trọng và được đánh giá đúng. - Xây dựng môi trường liên tục được cải thiện.
- Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển, cả về đời sống cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp.