Phối hợp với chính quyền và huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Quản lí công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai (Trang 29 - 32)

- Có sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể (Công đoàn, thanh tra nhân dân, ...) phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương để đảm bảo tính khách quan, công khai minh bạch các khoản đóng góp và thực hiện chế độ của học sinh.

3.2.6. Phối hợp với chính quyền và huy động sự tham gia của cộng đồngđịa phương địa phương

Nhằm huy động, tạo ra động lực thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác giáo dục kỹ năng sống học sinh trường THCS DTNT. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

3.2.6.2. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế phối hợp;

- Tổ chức các hội nghị tổng kết năm học có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh. Trong hội nghị, cần thảo luận phân tích các mặt đã đạt được, mặt còn tồn tại của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được lồng ghép trong Báo cáo của nhà trường.

- Tuyên truyền vận động nhân dân để nhân dân thấy được vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và gia đình.

- Phối hợp với cán bộ tư pháp xã, với Ban tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật xuống các thôn bản, tổ chức tuyên truyền phổ biến: Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Quyền trẻ em...để nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của gia đình và trẻ em.

- Tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng hương ước, qui ước... về công tác giáo dục, khuyến học trong cộng đồng dân cư.

- Hàng năm tổ chức các hội nghị điển hình, khen thưởng những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có đóng góp trong công tác chăm lo cho học sinh.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tham mưu đắc lực cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong việc xây dựng các văn bản chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách cho giáo viên và học sinh trường THCS DTNT;

- Có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa nhà trường - chính quyền địa phương - nhân dân, phụ huynh học sinh

- Nâng cao nhận thức về vai trò của nhà trường, vai trò của cộng đồng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại địa phương.

- Làm rõ nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại địa phương đối với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trên địa bàn.

Tiểu kết chương 3

Các biện pháp nêu trên là một hệ thống các tác động, nhằm làm sản sinh các yếu tố, các yếu tố đó vận động và tác động qua lại đảm bảo cho công tác quản lý về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả. Các biện pháp nêu trên là một thể thống nhất, chúng vừa là điều kiện, vừa là hệ quả của nhau, không tách rời nhau. Do yêu cầu nhiệm vụ đặt ra một cách trực tiếp và trong từng thời điểm cụ thể, có thể tập trung vào từng biện pháp ở mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung, trong nhận thức cũng như hoạt động, các biện pháp cần được quan tâm triển khai một cách đồng bộ mới tạo ra mang lại hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai (Trang 29 - 32)