dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS DTNT Huyện Ia Grai
3.2.4.1. Mục đích
Đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra; phát hiện những vấn đề sai sót trong tổ chức thực hiện; xác định cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm khắc phục, sữa sai. Khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe học sinh.
3.2.4.2. Tổ chức thực hiện biện pháp
- Công tác kiểm tra đánh giá cần tiến hành các bước sau:
+ Xây dựng công cụ đánh giá: nhằm đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của công tác. Các tiêu chí, chỉ số đánh giá phải bám sát mục tiêu, yêu cầu và kết quả cần đạt được đối với mỗi nội dung hoạt động;
+ Xác định nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, quy trình kiểm tra, thời điểm kiểm tra, tiêu chí kiểm tra. Thông báo công khai, cụ thể kế hoạch kiểm tra, nếu có sự thay đổi phải thông báo kịp thời cho các bên liên quan;
+ Tiến hành kiểm tra, đánh giá theo quy trình, tiêu chuẩn đã thống nhất. Thông qua việc thực hiện kế hoạch cụ thể như: Kế hoạch dạy học tích hợp, lồng ghép kỹ năng sống hoặc Kế hoạch hoạt động ngoại khóa, Phó Hiệu trưởng hoặc các bộ phận liên quan dự giờ thăm lớp hoặc tổ chức đánh giá kết quả đạt được trong quá trình thực hiện, đồng thời đánh giá được trách nhiệm của cán bộ, giáo viên phụ trách. Đây cũng là cơ sở quan trọng để xét thi đua cuối năm của học sinh và xếp loại viên chức của giáo viên, nhân viên.
- Động viên, khen thưởng kịp thời các bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch với phương châm: công khai, công bằng, đúng qui định; tiến hành sau cuộc họp đánh giá, báo cáo cụ thể hàng tháng;
- Tổ chức sơ kết sau mỗi học kỳ, tổng kết cuối năm học của nhà trường; - Sữa chữa, khắc phục sai sót (nếu có): xác định rõ các sai sót và các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm phải khắc phục;
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần có sự chỉ đạo cụ thể, giao trách nhiệm kiểm tra giám sát cho ban thanh tra nhân dân, tổ bộ môn và Liên Đội.
- Kiểm tra phải đi đôi với việc đánh giá hoặc ngược lại, nếu không công tác quản lý không có ý nghĩa.
- Xác định kết quả đã thực hiện: dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí để đo lường mức độ công việc đã hoàn thành.
- Đánh giá dự trên những minh chứng, tư liệu, căn cứ và kết quả của quá trình kiểm tra.