Các hành động sửa chữa đạt hiệu quả cần phải:

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống quản lý HACCP (Trang 26 - 27)

III. Xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa đậu nành ca cao:

3.5.1.Các hành động sửa chữa đạt hiệu quả cần phải:

Hiệu chỉnh nhanh chóng để loại trừ các nguyên nhân gây vi phạm và khôi phục kiểm soát tình hình.

Phân tích đánh giá mức độ vi phạm và xác định phương án xử lý sản phẩm không đạt yêu cầu

Ghi lại tất cả các hành động sửa chữa theo biểu mẫu nhất định

Người có trách nhiệm điều hành các hành động sửa chữa phải là người hiểu biết thấu đáo về quá trình sản xuất,về bản chất sản phẩm,về kế hoạch HACCP cũng như ác thong số cần giám sát tại một CCP cụ thể.Người đó cũng có quyền quyết định xử lý sản phẩm vi phạm cũng như mọi trách nhiệm có lien quan tới hành động sửa chữa,đảm bảo các hành động đó được tiến hành một cách tức thời và kiểm soát có hiệu quả quá trình.

3.5.2. Hiệu chỉnh,loại trừ nguyên nhân gây vi phạm và khôi phục sự kiểm soát quá trình:

Hành động sửa chữa phải giải quyết được các vấn đề trước mắt là khôi phục sự kiểm soát tại các CCP,nhưng đồng thời cũng phải cung cấp được những giải pháp lâu dài nhằm ổn định quá trình,tránh tái diễn các vi phạm đã xảy ra.

Cần tìm hiểu,xác định đúng nguyên nhân gây sai lệch đã dẫn tới vi phạm,xác định các biện pháp điều chỉnh lâu dài,tránh khả năng tái vi phạm.Đây có thể là những biện pháp điều chỉnh quá trình,cải tiến sản phẩm hoặc đánh giá,xem xét để hoàn thiện kế hoạch HACCP.

Các biện pháp trước mắt hoặc những giải pháp lâu dài cần được thống nhất trong ban lãnh đạo và phổ biến,hướng dẫn cụ thể cho công nhân,những người trực tiếp thực hiện các hành động sửa chữa biết và làm theo.Bản hướng dẫn này phải là một phần của kế hoạch HACCP.

3.5.3.Các bước xác định lô sản phẩm đã sản xuất trong thời gian vi phạm và phương thức xử lý:

Bước 1: đánh giá vi phạm về an toàn thực phẩm

Bước 2:nếu đánh giá bước 1 không phát hiện mối nguy an toàn thực phẩm,có thể xuất xưởng sản phẩm đó.

Bước 3:nếu đánh giá bước 1,xác định có mối nguy hiểm tiềm ẩn về an toàn thực phẩm,cần xem xét mức độ rủi ro của mối nguy để quyết định:

Tái chế sản phẩm/gia công lại

Chuyển sang mục đích sử dụng khác đảm bảo an toàn

Bước 4: nếu xét thấy các biện pháp trong bước 3 không thể loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy tới mức có thể chấp nhận thì cần phải tiêu hủy sản phẩm.Đây là biện pháp cuối cùng và kém kinh tế.Tuy nhiên trong trường hợp bắt buộc,đây là biện pháp duy nhất đảm bảo an toàn cho con người và vật nuôi.

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống quản lý HACCP (Trang 26 - 27)