III.2 MỘT CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Luận văn: “Phân tích hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội” pdf (Trang 33 - 37)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘ

III.2 MỘT CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TỔNG HỢP

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, ta xét một số chỉ

tiêu hiệu quả tổng hợp chủ yếu, thể hiện qua bảng III.2.1

Nhìn chung, chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu và sức sinh lợi của

tài sản của xí nghiệp tương đối cao. Năm 2003, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra

thì thu được 0,18 đồng lợi nhuận; Cứ 1 đồng tổng tài sản thì tạo ra được 0,064

đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các năm còn cao

*Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu: giảm dần trong vài năm gần đây, năm

2003 giảm 2% so với năm 2002, năm 2002 giảm 4,7% so với năm 2001.

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận và vốn chủ sở

hữu bình quân.

Năm 2003 so với năm 2002: Bảng III.1.1 cho thấy, lợi nhuận trước thuế

của xí nghiệp tăng 170 triệu đồng, tương đương với 15,91%. Trong khi đó vốn

chủ sở hữu bình quân tăng 1767,5 triệu đồng, tức là 34,59%, tăng gấp đôi so với

lợi nhuận trước thuế.

Mà : Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Tổng doanh thu = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ

Như vậy lợi nhuận trước thuế của xí nghệp tăng lên nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu thụ tăng, sản lượng tiêu thụ năm 2003 tăng so với năm 2002 là

Bảng III.2.1:BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TỔNG HỢP QUA MỘT SỐ NĂM Đơn vị: triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm

2001

Năm 2002 Năm 2003 So sánh giữa các năm(%)

Năm 02 so với 01 Năm 03 so với 02

Mức % Mức %

Vốn CSH bình quân 4305 5110 6877,5 805 18,70 1767,5 34,59 Tổng tài sản bình quân 7963 8235 9607 272 3,42 1372 16,66 Sức sinh lợi của vốn CSH 0,193 0,189 0,180 0,004 -2 0,009 -4,7

Sức sinh lợi của tài sản 0,104 0,129 0,128 0,025 24 -0,001 -0,7

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế

Sức sinh lợi của = --- Sức sinh lợi của = ---

Thế nhưng, tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ lại thấp hơn tốc độ tăng của vốn

chủ sở hữu rất nhiều. Dẫn đến việc giảm sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, năm

2003 giảm 2% so với năm 2002. Điều này là do xí nghiệp để vốn ứ đọng quá

nhiều, khả năng về nguồn vốn rất dồi dào, nhưng xí nghiệp chưa thực sự đẩy

mạnh sản lượng tiêu thụ, chưa cải tiến phương thức kinh doanh, cho nên sản lượng tiêu thụ còn thấp.

Điều này cho thấy công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường là một giải

pháp hữu hiệu nhất đối với xí nghiệp hiện nay. Nếu làm tốt công tác này, xí

nghiệp không những mở rộng được thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ, mà còn

có khả năng sử dụng những đồng vốn ứ đọng của mình để mở rộng sản xuất cả

về chủng loại lẫn số lượng Vì vậy, để nâng cao được sức sinh lợi của vốn chủ sở

hữu thì xí nghiệp nên có kế hoạch đầu tư vào công tác nghiên cứu bởi vì hiện

nay, xí nghiệp mới chỉ chú trọng thị trường Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Thị

trường miền trung và miền nam, xí nghiệp còn bỏ ngỏ, trong khi đó xí nghiệp đang thiếu nguồn tiêu thụ sản phẩm.

*Sức sinh lợi của tổng tài sản năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,7% là do tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Năm 2003 so với năm 2002, tổng tài sản bình quân tăng 16,66%, trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng

15,91%.

Vì vậy, xí nghiệp nên có những biện pháp khắc phục sớm nhất, tránh tình

trạng đầu tư máy móc thiết bị mà không đạt hiệu quả cao. Máy móc thiết bị đầu tư lớn, nhưng chỉ sử dụng một vụ trong một năm, rất lãng phí. Với nguồn tài sản

cố định như vậy, xí nghiệp có thể sản xuất được một sản lượng lớn hơn rất nhiều.

Thế nhưng, sản xuất ra liệu có thể tiêu thụ được hết không? Đó là bài toán mà xí

nghiệp nên tìm cách giải quyết sớm nhất để đạt mục đích cuối cùng là lợi nhuận

Một phần của tài liệu Luận văn: “Phân tích hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội” pdf (Trang 33 - 37)