Vận dụng lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế và vận dụng vào trong bối cảnh của Việt Nam (Trang 28 - 29)

Sau khi phân tích lý thuyết của Raymond Vernon ta rút ra nhận xét rằng theo lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm thì thương mại quốc tế phụ thuộc vào năng

26

lực công nghệ của mỗi quốc gia. Nó ngụ ý không chỉ là khả năng quốc gia đó phát minh, đưa ra những sản phẩm mới mà còn là khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ của quốc gia đó. Với trường hợp Việt Nam - là một quốc gia đang phát triển, chưa có nhiều khả năng tự phát minh thì khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ là yếu tố quyết định. Thực tế tại Việt Nam nguồn chuyển giao công nghệ chủ yếu từu các doanh nghiệp FDI. Công nghệ của các doanh nghiệp liên doanh đều cao hơn công nghệ đang sử dụng trong nước, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Tuy nhiên hạn chế là hầu hết vẫn ở lĩnh vực gia công với giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ thấp.

Bảng 2.3 Phần trăm tỷ lệ xuất nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và tính toán của tác giả

Từ thực tiễn và vận dụng lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm tác giả đưa ra kết luận:

 Để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng sản phẩm công nghiệp, Việt

Nam cần tiếp tục tận dụng công nghệ hiện đại từ chuyển giao nước ngoài để phát triển lĩnh vực này và Việt Nam đang có cơ hội làm điều đó.

 Cần quan tâm đến chất lượng thay vì số lượng của nguồn vốn FDI để đẩy mạnh

kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

 Chúng ta cần có những sản phẩm xuất khẩu mang lợi thế riêng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế và vận dụng vào trong bối cảnh của Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)