Một số giải pháp kiến nghị

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế và vận dụng vào trong bối cảnh của Việt Nam (Trang 30 - 33)

Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, trên cơ sở vận dụng lý thuyết thương mại quốc tế chúng ta cần tập trung vào những vấn đề sau:

28

 Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,tập trung nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư như cải thiện hệ thống pháp luật, vận dụng pháp luật, thuế, hải quan, sở hữu trí tuệ, môi trường...tạo niềm tin vững chắc đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

 Thứ hai, tập trung vào nhân tố con người. Chủ động giải quyết việc làm, đồng thời

phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên lợi thế này, ngày càng bị suy giảm do giá cả nhân công tăng và cạnh tranh của các nước khác trên thế giới, vì vậy chúng ta phải biết khai thác và có chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

 Thứ ba, tích cực thúc đẩy, thu hút và tận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm

thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu hút kỹ thuật và công nghệ hiện đại, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Thứ tư, tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động

xuất nhập khẩu của chúng ta sẽ theo mô hình tăng trưởng bền vững, hợp lý về cơ cấu, hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao giá trị gia tăng; xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược; chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để có giá trị gia tăng ngày càng cao.

29

KẾT LUẬN

Thương mại quốc tế mở ra những cơ hội kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp ở các quốc gia trên toàn thế giới đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càng rộng và cường độ ngày càng cao. Hoạt động thương mại là trọng tâm cho sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi một quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước cũng như giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trên địa bàn, đồng thời phục vụ nhu cầu đời sống của con người.

Việt Nam đang bước trên đà phát triển, sở hữu những FTA với các đối tác lớn trên thế giới. Nếu tận dụng tốt, các FTA không chỉ mở ra các cơ hội phát triển mà còn là lối rẽ để Việt Nam giảm bớt và thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường, bảo đảm sự phát triển bền vững nền kinh tế. Thông qua nghiên cứu các lý thuyết thương mại, Việt Nam cần tiếp tục nhận diện lợi thế, phát triển và đổi mới để sinh ra lợi thế khác, không ngừng phát triển, đưa Việt Nam hội nhập sâu với kinh tế thế giới. Thương mại chính là cánh cửa để đưa Việt Nam hòa nhập vào biển lớn, sánh vai với cường quốc năm châu.

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Mác- Ph.Angghen toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, Tập 1,

tập 19, tập 32.

2. Mai Quế Anh, Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh, Lịch sử tư tưởng kinh

tế, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1992

3. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB ĐH Kinh

tế quốc dân 2012.

4. Phạm Văn Chiến, Lịch sử tư tưởng kinh tế NXB ĐHQGHN, 2003.

5. Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (đồng chủ biên), Lịch sử các học

thuyết kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.

6. Vũ Văn Hà (2019), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa: Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử.

7. Hoàng Vĩnh Long (chủ biên), Kinh tế học quốc tế, NXB ĐH Quốc gia Tp.

HCM, 2008

8. Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, 2008

9. Trần Bình Trọng, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc

dân, 2009.

10.Nguyễn Thanh Tuấn (2009), C.Mác, V.I. Lênin với CNXH trong thời đại ngày

nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

11.Website:

http://www.gso.gov.vn/ (Tổng cục Thống kê) http://www.customs.gov.vn/ (Tổng cục Hải quan)

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế và vận dụng vào trong bối cảnh của Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)