Vận dụng lý thuyết thƣơng mại mới của Paul Krugman

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế và vận dụng vào trong bối cảnh của Việt Nam (Trang 29 - 30)

Lý thuyết Thương mại mới của Paul Krugman từ khi ra đời đã trở thành lý thuyết chính trong ngành thương mại quốc tế, bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và Heckscher-Ohlin. Cụ thể ở Việt Nam ta sẽ xét trong thị trường viễn thông đi tiên phong trong lĩnh vực này là Vinaphone, Mobiphone và Viettel. Tại thời điểm năm 1993, Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường viễn thông. Đây là thị trường

27

mới ở Việt Nam, người dân chưa quen thuộc, dẫn đến ít người sử dụng nên cước sử dụng dịch vụ điện thoại di động còn rất cao. Vinaphone và Mobiphone cùng được ra đời từ tập đoàn viễn thông quốc gia VNPT được hậu thuẫn rất lớn từ chính phủ, cùng với Viettel Telecom tập đoàn viễn thông quân đội. Từ những năm 2000 số lượng người dùng dịch vụ di động tăng lên đáng kể đi cùng là sự ra đời liên tục các mạng di động nhỏ như S-phone, Vietnammobile, Beeline…. Lúc này, các ông lớn bắt đầu sử dụng lợi thế kinh tế của mình đó là công nghệ thiết bị sẵn có, số lượng khách hàng lớn để dựng lên các rào cản thâm nhập với các công ty “đến sau” bằng các hình thức giảm giá cước liên tục, khuyến mãi lớn cùng với các dịch vụ gia tăng khác dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cao. Còn các mạng nhỏ liên tục gặp khó khăn lớn và gần như không thể cạnh tranh nỗi. Các mạng nhỏ đến sau với nguồn khách hàng hạn hẹp.đầu tư ban đầu lớn thì không thể hạ giá thành sản phẩm được. Đây là một ví dụ rất điển hình cho lý thuyết Thương mại mới của Paul Krugman tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế và vận dụng vào trong bối cảnh của Việt Nam (Trang 29 - 30)