Những công việc chủ yếu và phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN VÀ VẬN ĐỘNG CÔNG NHÂN Ở CƠ SỞ (Trang 28 - 29)

3. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN Ở CƠ SỞ

3.2. Những công việc chủ yếu và phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở

3.2. Những công việc chủ yếu và phương pháp công tác của chủ tịch công đoàncơ sở cơ sở

3.2.1. Vị trí, nhiệm vụ của chủ tịch công đoàn cơ sở

* Vị trí:

Chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở. Là người thay mặt BCH đại diện cho tập thể NLĐ trong quá trình tham gia quản lý và bảo vệ, quyền, lợi ích của công nhân và NLĐ; người chủ trì và cùng BCH tổ chức và duy trì mọi hoạt động của công đoàn cơ sở.

* Nhiệm vụ:

- Cùng BCH vận động, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên đi vào cuộc sống tại cơ sở.

- Điều hành công việc hằng ngày: Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp BCH, Ban Thường vụ giải quyết các vấn đề khi đã có chủ trương của BCH, Ban Thường vụ.

- Tổ chức chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ công đoàn tại cơ sở.

- Thay mặt BCH tham gia ý kiến, bàn bạc phối hợp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề có liên quan đến hai bên.

- Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy (nếu có), của công đoàn cấp trên, quản lý nguồn kinh phí công đoàn.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN VÀ VẬN ĐỘNG CÔNG NHÂN Ở CƠ SỞ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w