ứng nguyên phụ liệu dệt may
Xu hướng của các nhà mua hàng lớn tại Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu là chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất trọn gói thay vì đặt hàng theo phương thức gia công để rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm mới. Rút ngắn được thời gian thực hiện đơn hàng, đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn về chi phí và tăng doanh thu. Để làm được điều này, ngành dệt may Việt Nam cần di chuyển lên thượng nguồn trong chuỗi giá trị dệt may, nắm giữ các khâu trong phân khúc sản xuất nguyên phụ liệu, đây là chiến lược dài hạn để duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Một lý do khác để ủng hộ cho việc dịch chuyển lên thượng nguồn là hiện tại ngành dệt may Việt Nam chưa đủ khả năng để dịch chuyển lên phân khúc mạng lưới xuất khẩu và marketing, kinh nghiệm từ các nước cho thấy, phải nắm được tất các khâu ở thượng nguồn thì mới có khả năng thực hiện tốt hoạt động ở mạng lưới xuất khẩu và marketing.
Dịch chuyển lên các phân khúc sản xuất nguyên phụ liệu đòi hỏi một chiến lược đồng bộ và hài hòa trong từng khâu của chuỗi giá trị dệt may, mà cụ thể cần có chính sách phát triển cả khâu bông, xơ; sợi và dệt, nhuộm, hoàn tất.
Việc xây dựng và phát triển được nguồn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về vốn, công nghệ, đặc biệt là khả năng quản lý hiệu quả. Để giải quyết tốt các vấn đề này, Chính phủ cần có các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn vốn FDI trong việc phát triển ngành công nghiệp dệt may. Muốn thu hút FDI có lợi cho ngành dệt may đòi hỏi Việt Nam phải có một chính sách ưu đãi phù hợp đi kèm với lộ trình tự do hóa thị trường được xây dựng phù hợp và chặt chẽ, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp.