Phát triển thiết kế:

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế II chuỗi giá trị toàn cầu GVC và sự tham gia của việt nam vào GVC (Trang 34 - 37)

Trong chuỗi giá trị toàn cầu khâu đem lại lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Nhưng khó khăn của Việt Nam hiện nay là trình độ thiết kế thời trang vẫn còn non kém, không thể đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh, chưa có những trường dạy chuyên nghiệp, lực lượng những nhà thiết kế trẻ dù đã được đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Cả nước cả nước có hàng chục địa chỉ đào tạo nhà thiết kế thời trang nhưng rất tiếc chưa có nơi nào đào tạo nhà tiếp thị thời trang chuyên nghiệp. Mọi trung tâm đều đào tạo chung chung, mà từ đào tạo chung đến đào tạo hàng fashion là một khoảng cách rất lớn. Để ngành dệt may VN trong mắt thế giới sẽ có tầm hơn, đủ mạnh để có vị thế hợp tác ngang bằng nhằm mua được hàng hóa với giá hợp lý nhất thì phải đặt đào tạo lên hàng đầu, đầu tư vào khâu thiết kế sản phẩm, và tạo ra thương hiệu riêng cho dệt may VN trên thế giới.

Muốn phát triển được lĩnh vực này một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp Dệt may cần:

- Nghiên cứu các thiết kế sản phẩm mới mang những nét đặc trưng riêng. Sản xuất các sản phẩm có sự khác biệt hóa cao, có tính độc đáo, hiện đại và đẳng cấp.

- Gửi người ra nước ngoài để học tập, nghiên cứu, tiếp cận với xu hướng thời trang tại các trung tâm thời trang nổi tiếng như Paris (Pháp), New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản). Tuy nhiên, để đào tạo được những nhà thiết kế giỏi, chuyên nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều. Vì thế, trước mắt, các doanh nghiệp cần tăng cường ký kết các thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực dệt may, mời các chuyên gia thiết kế nước ngoài sang hợp tác, giúp đỡ VN trong khâu thiết kế và cả đào tạo.

- Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May với chất lượng tốt tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của mình, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.

- Đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo nhà thiết kế với chất lượng cao và hợp tác quốc tế.

- Tích cực tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may như Liên đoàn Dệt May ASEAN (AFTEX), Uỷ ban Quốc tế về Dệt May…

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư trong nước và khu vực, tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn về dệt may quốc tế, khu vực… để giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các nước trong khu vực, quốc tế gặp gỡ, học hỏi, tăng cường hợp tác liên kết cùng nhau giúp đỡ, định hướng phát triển, tăng sức mạnh của khối các nước sản xuất xuất khẩu dệt may trên thế giới, để tiếp cận thị trường mục tiêu, chủ động nắm bắt được nhu cầu khách hàng và tiếp đó, đưa ra những thiết kế phù hợp.

KẾT LUẬN

Dệt may là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện địa hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành dệt may Việt Nam vẫn đang ở phân khúc may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và chủ yếu chỉ là may gia công xuất khẩu theo phương thức CMT . Các khâu quan trọng có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may như thiết kế, marketing và phân phối Việt Nam vẫn chưa xâm nhập được. Thực trạng lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là xuất nhiều nhưng nhập cũng nhiều . Phụ thuộc nhiefu vào các nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài, năng xuất lao động còn thấp, hạn chế về tài chính và trình độ quản lí kém cũng là những dào cản rất lớn khiến tỷ lệ xuất khâu theo phương thức FOB và ODM của ngành dệt may Việt Nam vẫn còn thấp.Dưới áp lực phải đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao của các nhà nhập khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới về chất lượng và thời gian giao hàng, các nhà xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam cần nâng cao năng lực để thực hiện các đơn hàng FOB, ngoài việc chủ động về nguồn nguyên phụ liệ, nâng cao tính cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cho hàng may mặc Việt Nam.Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ ngành dệt may dịch chuyển lên vị trí mới trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu bằng các chính sách hỗ trợ qui hoạch vùng phát triển nguyên phụ liệu thu hút nguồn vốn FDI. Trong đó cần chú trọng vào các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển ngành công nghiệp dệt nhuộm để tạo sự kết nối tốt hơn giữa các khâu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế II chuỗi giá trị toàn cầu GVC và sự tham gia của việt nam vào GVC (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w