Vỡ quy hoạch

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế diễn biến giá hồ tiêu trên thế giới và việt nam từ năm 2010 đến nay (Trang 36 - 37)

Tây Nguyên có diện tích canh tác hồ tiêu lớn nhất nước, ước tính gần 100.000 ha; trong đó, Đắk Lắk là tỉnh có diện lớn nhất với hơn 38.600 ha, kế đến là Đắk Nông hơn 36.000 ha, Gia Lai hơn 16.000 ha... Ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đến nay diện tích hồ tiêu đều vượt xa so với quy hoạch và định hướng chung của ngành nông nghiệp.

Cách đây khoảng 5 năm, giá cả hồ tiêu tăng cao khoảng trên 200.000 đồng/kg nên diện tích tiêu phát triển nóng ở nhiều nơi kể cả về trồng tập trung lẫn trồng xen trong vườn cây cà phê. So với định hướng quy hoạch diện tích cây hồ tiêu đến 2020 đạt 17.800 ha, sản lượng 43.700 tấn và đến năm 2030 diện tích tiêu toàn tỉnh đạt 19.000 ha, sản lượng đạt 48.200 tấn thì hiện nay diện tích hồ tiêu đã tăng gấp đôi, làm phá vỡ quy hoạch cây trồng chung của tỉnh.

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, hồ tiêu hiện nay vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh. Diện tích, sản lượng hồ tiêu tăng liên tục trong các năm gần đây. Năm 2014, diện tích

hồ tiêu trên địa bàn chỉ gần 14.000ha thì đến năm 2018 đã tăng lên hơn 36.000ha, tức hơn 2,5 lần. Sản lượng ước đạt gần 46.000 tấn. Con số 36.000 ha hồ tiêu tại Đắk Nông đã vượt xa quy hoạch của tỉnh.

Nhiều vạt đất bazan được thực bì rừng nguyên sinh tích tụ làm cho màu mỡ cả ngàn năm nay đang bị biến thành đất trồng tiêu. Nhiều khu vực, nhất là tại các huyện Đắk Song, Tuy Đức, việc trồng tiêu được nhiều nông dân ví là dễ như trồng… khoai lang.

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế diễn biến giá hồ tiêu trên thế giới và việt nam từ năm 2010 đến nay (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w