4. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu
4.5. Kiểm định sự tự tương quan
Hậu quả của hiện tương tự tương quan là các ước lượng tính được bằng OLS không còn là ước lượng hiệu quả.
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự tương quan:
-Chuỗi có tính chất quán tính theo chu kỳ
-Hiện tượng mạng nhện (giá trị năm sau được tính dựa vào giá trị năm trước)
-Chọn dạng mô hình sai
Ta dùng kiểm định Durbin-Watson phù hợp với dữ liệu chuỗi thời gian để kiểm tra hiện tượng tự tương quan của các biến( Durbin-Watson’s test). Ta có các giả thiết như sau:
Ho: không có tự tương quan H1: có hiện tượng tự tương quan. Cú pháp lệnh: estat durbinalt
Với giá trị Prob>chi2 >5%, ta chấp nhận Ho: không có tự tương quan Ngược lại, Prob>chi2 <5%, bác bỏ Ho.
Ta thấy Prob=0.1278>5%, suy ra chấp nhận Ho: mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Kết quả mà nhóm nghiên cứu thu được từ mô hình thể hiện mối quan hệ giữa nợ công với cán cân thanh toán theo bộ số liệu trong giai đoạn 2000-2017 đã cho thấy nợ công có tác động nghịch biến lên cán cân thanh toán của Việt Nam. Điều đó có nghĩa khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì cán cân thanh toán sẽ tăng, và mức độ tác động này khá lớn thể hiện ở hệ số tác động của biến chi tiêu chính phủ lên cán cân thanh toán lên tói 65%.
Thực tế cho thấy, Các khoản thu từ nội địa gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế còn yếu kém. Thu từ dầu thô và các hoạt động xuất khẩu thì đang có xu hướng giảm. Trong khi đó chi ngân sách đang có xu hướng gia tăng, chủ yếu tốc độ tăng và tỉ trọng tăng ở khoản chi thường xuyên, chiếm khoảng 70% ngân sách. Trong những năm trước đây ngân sách nhà nước Việt Nam luôn bị thâm hụt ở mức cao, khoảng 6% - 8% trong những năm 2012-2016, khoảng 3,48% trong năm 2017 và lên khoảng 3,67% trong năm 2018. Điều này phản ánh kỷ luật tài khóa và các hoạt động chi tiêu của chính phủ vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa được cải thiện.
Cán cân thanh toán sau những năm 2013, 2015 thâm hụt khá cao thì trong những năm gần đây từ 2017 liên tục thặng dư theo số liệu của Ngân hàng nhà nước. Đây là một điểm đáng mừng trong nền kinh tế Việt Nam.
5.2. Kiến nghị và đề xuất giải pháp
Ngân sách nhà nước và cán cân thanh toán có tác động ngược chiều. Tuy nhiên ngoài ngân sách nhà nước còn nhiều yếu tố khác làm thay đổi cán cân thanh toán. Do vậy chúng ta cần có những biện pháp để cải thiện được cả tình hình thâm hụt ngân sách hiện nay và làm cán cân thanh toán tăng theo chiều hướng tích cực. Nhóm nghiên cứu đề xuất những biện pháp sau đây.
5.2.1. Cải thiện thâm hụt ngân sách - Thành lập cơ quan quản lý nợ công
Hiện nay Việt Nam chưa có cơ quan độc lập nào thực hiện công việc quản lý và chịu trách nhiệm về nợ công. Do đó những hoạt động về nợ công chưa được sát sao một cách kỹ lưỡng. Cơ quan quản lý nợ công được thành lập với các hoạt động cụ thể như lập kế hoạch vay nợ, trả nợ, theo dõi nợ công và nhận biết được những vấn đề còn tồn đọng gây khó khăn trong việc cải thiện ngân sách để có thể tham mưu những biện pháp cần thiết và kịp thời cho các cấp trên. Như vậy nợ công sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.
-Hạch toán nợ công theo chuẩn quốc tế.
Nợ công Việt Nam hiện nay đang được hạch toán theo một cách riêng, không giống với cách tính phổ thông theo thông lệ của quốc tế. Vẫn còn những chi tiết chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, gây ra nhiều khó khăn trong việc tính toán, dẫn tới phản ánh tình hình kinh tế chưa thực sự chính xác và thống nhất với nhau, khó để đưa ra được những chính sách thực sự đúng đắn và phù hợp. Do đó Việt Nam cần điểu chỉnh lại theo cách hạch toán của quốc tế. Đặc biệt nợ của Doanh nghiệp nhà nước cũng cần được phải tính toán, báo cáo đầy đủ và phân tích một cách kỹ lưỡng, tránh những sự sụp đổ to lớn của những doanh nghiệp nhà nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nền kinh tế của Việt Nam.
- Phát hành tiền
Việc phát hành tiền là cách bù đắp thâm hụt ngân sách một cách nhanh chóng. Khi chính phủ phát hành tiền, nhà nước sẽ không phải chịu thêm các khoản về trả lãi trong trường hợp đi vay. Tuy nhiên đây là cách gây ảnh hưởng khá lớn đến nền khinh tế. Nếu lượng tiền được phát hành thêm nhiều mà không được quản lý và lên kế hoạch phù hợp sẽ làm cho lạm phát tăng nhanh, gây những hậu quả xấu cho nền kinh tế.
- Vay nợ
Chính phủ có thể huy động các khoản vay từ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu hoặc vay nợ từ nước ngoài. Đối với vay nợ trong nước, chính phủ sẽ tận dụng được những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong nhân dân mà
không cần phải tăng thêm lượng tiền. Tuy nhiên cách thức này sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế do nguồn vốn của người dân không có cơ hội tiếp cận tới các khoản kinh doanh và đầu tư khác. Đồng thời cũng sẽ gia tăng thêm áp lực về tăng lãi suất. Đối với cách bổ sung nguồn vốn thiếu hụt từ các khoản vay của nước ngoài sẽ tạo nên gánh nặng nợ nần và nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc vào nước ngoài nhiều hơn.
- Tăng thuế
Khi thuế suất tăng ở mức chịu đựng được của người dân và doanh nghiệp, thuế sẽ là nguồn thu khá dồi dào cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên khi thuế quá cao, vượt qua ngoài giới hạn có thể chấp nhận và chịu đựng được thì thuế lại trở thành gánh nặng lớn của xã hội, làm triệt tiêu đi động lực làm việc của người dân do phần thu nhập sau khi đã nộp thuế của họ quá thấp, không tương xứng với những gì họ đã bỏ ra, nảy sinh ra những tiêu cực trong xã hội như trốn thuế, buôn hành lậu… làm thất thoát tiền thuế và còn gây khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
-Cắt giảm chi tiêu công.
Việc giảm các khoản chi công sẽ giúp ngân sách nhà nước bớt thâm hụt. Tuy nhiên cần hết sức chú ý tới việc cắt giảm này vì những khoản chi công hầu như đều vô cùng quan trọng, có tác dộng rất lớn đến kinh tế lẫn xã hội. Do đó cần phải xem xét một cách vô cùng kĩ lưỡng về những khoản chi tiêu cần thiết và có hiệu quả với những khoản chi chưa thực sự cần thiết, mang hiệu quả chưa cao và những khoản chi không cần thiết. Chúng ta chỉ có thể cắt giảm những khoản chi thực sự không cần thiết. Bên cạnh đó, những lĩnh vực, dự án đầu tư nào mà tư nhân có thể tham gia gia thì nên kết hợp cùng tư nhân, để tư nhân làm để tạo điều kiện cho tư nhân và giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.
-Tăng cường tính minh bạch
Cần công khai, minh bạch những khoản trong việc quản lý ngân sách nhà nước ở các cấp chính quyền nhằm đảm bảo được tính hiệu quả trong những hoạt động về ngân sách. Tránh những tiêu cực làm hao hụt, giảm giá trị của những công trình, dự án công. Để có thể làm được điều đó cần đề cao vai trò của các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền và trú trọng tới khâu kiểm toán.
5.2.2. Thúc đẩy thêm cán cân thanh toán
-Tăng cường hơn nữa về việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đồng thời phải nâng cao chất lượng sử dụng vốn để cải thiện cản cân thanh toán. Để thu hút được nhiều hơn lượng ngoại tệ chảy vào trong nước, ngân hàng nhà nước nên có động thái tăng lãi suất làm kích thích thêm những chủ đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên việc điều chỉnh lãi suất cũng phải được xem xét và đưa ra quyết định thận trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn thể nền kinh tế.
-Đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu.
Các chính sách như: giảm, bỏ thuế xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu… sẽ giúp đẩy khối lượng xuất khẩu, mang về giá trị của xuất khẩu cao hơn giúp cải thiện cán cân thương mại, tiếp tục theo đuổi chính sách xuất siêu của Việt Nam. Tạo nguồn vốn để trả nợ nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lê Mỹ Linh (2015), Tác động của thâm hụt ngân sách lên cán cân vãng lai ở các nước Đông Nam Á.
2. Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đình Chúc (2011), Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên ngân và giải pháp.
3. Nguyễn Lan Anh (2017), Phân Loại hiện tượng kinh tế thâm hụt kép. Tapchitaichinh.vn
4. Cán cân thanh toán quốc tế. https://www.sbv.gov.vn
5. IMF (2012), IMF Country Report Vietnam No 12/165.
6. IMF (2011), “IMF Executive Board Concludes 2001 Article IV Consultation with Vietnam”, Public Information Notice (PIN) No. 11/81.
7. IMF (2010), IMF Country Report Vietnam No 10/281.
9. Alkswani, M.A. (2000), The twin deficits phenomenon in petroleum economy: Evidence from Saudi Arabia, Economic Research Forum (ERF), Jordan;
10. Baharumshah, A.Z., E.Lau và A.M.Khalid (2006), Testing twin deficits hypothesis for ASEAN-4: Using VARs and Variance Decomposition, Journal of Asia Pacific Economy;
11. Bose, S. và Jha, S. (2011), India’s twin deficits: some fresh empirical evidence, Money and Finance Icra Bulletin, India;
12. Chinn, M.D. và E.S.Prasad (2003), Medium - term determinants of current accounts in Industrial and Developing countries: An empirical exploration, Journal of International Economics;
13. Hashemzadeh, N. và Wilson (2006), The Dynamics of Current account and budget deficits in selected countries of the Middle East and North Africa, International Research Journal of Finance and Economics
14. Islam M. Faizul (1998), Brazil’s twin deficits: an empirical examination, Atlantic Economic Journal;
15. Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu (2009), Causality Relationships between the Twin Deficits in the Regional Economy, National Chi Nan University Taiwan.
16. Nguyễn Văn Tiến, 2009, Giáo trình tài chính quốc tế, TPHCM: Nhà xuất bản Thống Kê